Cao Thương Nhĩ Tử

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Thương Nhĩ Tử

Mô tả

 CAO THƯƠNG NHĨ TỬ - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

- Tên Gọi Khác: Thương nhĩ tật lê, Phắc ma, Ké đầu ngựa, Xương Nhĩ, Đài nhĩ thật, Thương nhĩ, Ngưu sắt tử, Mác nháng (Tày), Hồ tẩm tử, Thương khỏa tử….

- Tên Khoa Học: Xanthium strumarium L.

- Thuộc Họ: Họ Cúc (Asteraceae).

- Thành phần hóa học: 

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu hóa thực vật của Thương nhĩ tử đã được tiến hành. Hơn 170 hợp chất đã được phân lập và xác định từ loài cây này. Trong số đó, sesquiterpenes và phenylpropanoids là những thành phần có hoạt tính sinh học chính và phong phú nhất trong Thương nhĩ tử. Đây được coi là những thành phần đặc trưng của loài cây này.

Sesquiterpene lactones thể hiện các hoạt động mạnh mẽ với tác dụng chống vi khuẩn, kháng vi rút, chống khối u và chống viêm. Các axit phenolic, chủ yếu là axit chlorogenic, được coi là hoạt chất chống viêm, giảm đau chính.

2. Tác dụng của Dược liệu Thương Nhĩ Tử:

- Theo y học cổ truyền:

Thương nhĩ tử có tác dụng chỉ thống, tán phong, khu thấp, kháng khuẩn, làm thông mũi. Chủ trị:

  • Đau đầu phong hàn
  • Viêm khớp
  • Mụn nhọt
  • Co rút các chi
  • Nổi mề đay mẩn ngứa
  • Sốt rét
  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng
  • Bướu cổ
  • Thấp khớp và một số chứng bệnh khác

- Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng giảm đường huyết: Hoạt chất Xanthostrumarin trong vị thuốc thương nhĩ tử có tác dụng hạ đường huyết khi thử nghiệm trên thỏ, chó hay những con chuột lớn khỏe mạnh.
  • Đối với hệ hô hấp: Nước sắc thương nhĩ tử trấn ho. Sử dụng với liều lượng nhỏ làm hưng phấn hô hấp như liều cao lại gây ức chế hô hấp.
  • Đối với hệ tim mạch: Chiết xuất thương nhĩ tử có khả năng ức chế các cơ  co bóp ở tim, làm giảm nhịp tim. Thử nghiệm trên tai thỏ thấy các mạch máu giãn nở. Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch làm giảm huyết áp một cách tạm thời.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Theo Trung dược học, thương nhĩ tử thể hiện khả năng ức chế rõ đối với các chủng vi khuẩn liên cầu B, khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, chân khuẩn và khuẩn song cầu gây bệnh viêm phổi.

Sản phẩm đã xem