Cao Thổ Phục Linh

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Thổ Phục Linh

Mô tả

CAO THỔ PHỤC LINH- CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

- Tên Gọi Khác: Khúc khắc, linh phạn đoán, cậm cù, sơn lỳ lương, dây khum, kim cang, hồng thổ linh, thổ tỳ giải, sơn trư phấn, dây chắt, mọt hoi đòi, tơ pớt.

- Tên Khoa Học: Smilax glabra roxb. (Smilax hookeri kunth).

- Thuộc Họ: Khúc khắc (Smilacaceae).

- Bộ phận sử dụng: Thân rễ ( một số người gọi là củ ).

- Thuộc tính: Cây thổ phục linh ưa sống ở các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong khu vực Châu Á hoặc các nước Đông Nam Á:

  • Tại Châu Á: Cây phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Đài Loan
  • Tại Đông Nam Á: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Lào, Myanma, Campuchia, Malaysia…
  • Riêng ở nước ta, cây thường sinh trưởng chủ yếu ở các vùng rừng núi, thung lũng hoặc trung du ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm các tỉnh như Lạng Sơn, Nghệ An, Khánh Hòa, Kon Tun hay Lâm Đồng

- Thành phần hóa học:  isoengeltin, engeltin, astilbin và isoastilbin...

  • Thân rễ thổ phục linh chứa isoengeltin, engeltin, astilbin và isoastilbin, acid ferulic, glucose, sitosterol, diosgenin, dioscin, acid methylsuccinic, taxifolin…
  • Rễ chứa tinh dầu trong đó có 47 thành phần, chủ yếu là các este mạch hở chuỗi dài.

 

Mô tả thực vật

  • Cây leo sống lâu năm , cao 4 – 5 m , phân nhiều cành, cành nhỏ, mềm, không gai. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan , dài 5 – 11 cm, rộng 3 – 5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên sáng bóng, mặt dưới bệch như phấn trắng, khi khô lá có màu hạt dẻ rất đặc sắc, gân chính 3, cuống lá dài 1cm mang tua cuốn mảng và dài do lá kèm biến đổi.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, mang một tán đơn gồm nhiều hoa màu vàng nhạt , cuống hoa mảnh như sợi chỉ, dài 1 cm hay hơn, hoa đực có lá đài hình tim dày , cách hoa bầu hơi khum , nhị không cuống , bao phấn thuôn, hoa cái giống hoa đực, bầu hình cầu.
  • Quả mọng , hình cầu, đường kính 6 – 7 mm gần như ba cạnh chứa 3 hạt , khi chín màu đen.
  • Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 8 – 12.
  • Loài Smilax adhaerens Gagnep., có thân rễ cứng hơn, đôi khi cũng dc dùng.
  • 2. Tác dụng của Dược liệu Thổ phục linh

    Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của Thổ phục linh. Theo “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Nhiều tác giả” Thổ phục linh đã được chứng minh có các tác dụng:

  •  Trị giun, sán lá gan nhỏ
  •   Kháng siêu vi khuẩn
  •   Lợi tiểu
  •   Chống viêm: Trên động vật thí nghiệm, tác dụng chống viêm rõ rệt với giai đoạn viêm cấp tính cũng như mạn tính.
  •   Nâng cao miễn dịch.
  •   Thổ phục linh có những tính chất của một thuốc chống viêm steroid.
  •   Kháng Histamin
  •   Hạ đường huyết
  •   Trị đau nhức xương khớp: Cao lỏng thổ phục linh kết hợp với ngưu tất và cà gai leo hoặc Hy thiêm được dùng điều trị thấp khớp. Kết quả tốt nhất với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn.
  • Tính vị, công năng

    Thổ phục linh vị ngọt nhạt, chát, tính bình. Quy vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, giải độc tiêu thũng, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, lọc máu.

    Công dụng

    Dùng để chữa thấp khớp, đau nhức gân xương, ung thũng, tràng nhạc, mụn nhọt, lở ngứa, giang mai, giải độc thủy ngân, dị ứng.

    Ngày uống 15-30g dưới dạng thuốc sắc, cao nước hoặc hoàn tán.

    Kiêng kị

  • Không nên uống nước chè khi dùng thuốc.
  • Không dùng cho người có can thận âm hư.
  • Không dùng quá nhiều và liều cao thổ phục linh sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai.

Sản phẩm đã xem