TANG KÝ SINH - DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
1. Mô tả dược liệu:
- Tên Gọi Khác: Tầm gửi dâu, Tang ký sinh, Phoc mạy nhọn (Tày).
- Tên Khoa Học: Loranthus parasiticus (L.) Merr
- Thuộc Họ: Tầm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae)
- Thuộc tính:
Tang ký sinh là thực vật sống ký sinh trên cây dâu tằm. Cây nhỏ, thường xanh, cành hình trụ và có màu nâu đen hoặc xám. Lá cây mọc so le, phiến lá hình bầu dục, đầu lá tù và gốc hơi tròn, chiều dài khoảng 4 – 8cm, rộng 2 – 5cm. Mép lá nguyên, hơi lượn sóng và có cuống ngắn.
Hoa mọc ở kẽ lá, thường mọc thành chùm, có màu hồng tím hoặc màu đỏ. Quả thường có hình bầu dục. Tang ký sinh ra hoa và quả vào tháng 1 – 3 hằng năm.
Bộ phận dùng
Lá, thân, cành và quả của cây được sử dụng để làm dược liệu.
Phân bố
Tầm gửi dâu phân bố nhiều ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam,…
Thu hái – sơ chế
Các bộ phận của tang ký sinh thường được thu hái quanh năm. Khi thu hái cần để lại rễ nhằm giúp cây tiếp tục sinh trưởng.
Sơ chế: Đem bỏ các tạp chất, lá hư,… sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua (tuy nhiên cách này ít khi được sử dụng).
Bảo quản
Dược liệu dễ bị hư hại, ẩm mốc, vì vậy cần bảo quản ở nơi khô thoáng và kín gió.
- Thành phần hóa học
Lá và thân của tang ký sinh có chứa Avicularin và Quercetin. Trong đó lá còn có chứa Quercitrin, d-catechin và Hyperosid.
2. Vị thuốc Tang ký sinh
Công dụng của dược liệu theo tài liệu: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ ĐỖ TẤT LỢI Nhà xuất bản y học năm 2004 trang 722.
- Tang ký sinh: Vị đắng tính bình, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận , mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa . Dùng chữa gân xương đau nhức , động thai, đẻ xong không có sữa, lưng mỏi đau
Cách dùng – liều lượng
Tùy vào từng trường hợp mà có liều dùng khác nhau.