CAO SÀI HỒ NAM - CAO DƯỢC LIỆU TVN
1. Mô tả dược liệu:
- Tên Gọi Khác: Cây lức, hải sải hoặc cúc tần biển.
- Tên Khoa Học: Pluchea pteropoda Hemsl.
- Thuộc Họ: Cúc (Asteraceae).
- Thuộc tính:
Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsi) là cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cây hình trụ nhẵn, có phân nhiều cành ở phần ngọn, vỏ bên ngoài có màu đỏ nâu, cao từ 40 - 60 cm. Lá cây mọc so le nhau, hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, dài từ 3 - 4 cm và rộng 1 - 2cm. Mép lá của cây có răng cưa, phiến lá dây và có mùi thơm hắc.
Cây có hoa mọc ở kẽ là hoặc đầu cảnh, có màu đỏ nhạt thiên tím. Quả sài hồ nam có 10 cạnh, có lông và có quả vào tháng 5 đến tháng 7.
Sài hồ nam sống chủ yếu ở các vùng ven biển nhiệt đới châu Á, từ phía Nam Trung Quốc đến Việt Nam, Thái Lan, Campuchia,... Ở nước ta, Sài hồ nam thường phổ biến ở các tỉnh ven biển, nhiều nhất là ở miền Trung và tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa. Loại cây này thích nghi tốt ở các vùng nước lợ, tuy nhiên cũng vẫn có thể sinh trưởng tốt ở các vùng nước ngọt hoặc nơi bị nhiễm mặn. Vì thế nơi sống của cây chủ yếu thuộc các khu vực ở cửa sông, các bờ kênh rạch, ven đường đi và ở các bờ ruộng cao vùng ven biển.
Đây là một loại cây ưa ảnh sảng, thường mọc thành các khóm riêng lẻ và ra quả nhiều hằng năm. Những cây trường thành có thể chịu đựng được khả năng ngập úng vài ngày vào mùa mưa. Cây có thể được trồng bằng cảnh một cách dễ dàng.
Bộ phận sử dụng để làm thuốc
Bộ phận được sử dụng thuốc của cây sài hồ nam là rễ và lá. Người ta thường thu hái rễ quanh năm bằng cách đảo về rồi bỏ rễ con đi, sau đó rửa sạch và phơi sấy khô. Sau đó có thể đem rễ đi tẩm rượu hoặc mật ong để cho thơm. Ngoài ra, cành là non cũng được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi, phơi khô hoặc nấu thành cao.
- Thành phần hóa học:
Thành phần chính trong cây là tinh dầu. Theo các nghiên cứu cho thấy hoạt chất trong Sài hồ nam có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn thường gây ra bệnh ở người như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, proteus mirabilis và Proteus vulgaris.
2. Tác dụng của Dược liệu Sài Hồ Nam
Tỉnh vị
Vị mặn, hơi đắng, tính mát.
Qui kinh
Qui vào kình Can, Đôm.
Tác dụng dược lý
Tác dụng: Lợi tiểu, điều kinh, phát tán phong nhiệt.
Chủ trị: Cao Sài Hồ Nam có tác dụng chữa cảm cúm, cảm lạnh và nóng sốt, hỗ trợ điều trị bệnh viêm túi mật cấp tỉnh, giảm chướng bụng, đầy hơi, viêm gan mãn tính, nhiễm khuẩn đường mật....
- Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thực nghiệm trên chuột cống trắng được gây sốt bằng men bia rượu cho thấy, sử dụng sài hồ nam với liều 0.3g/ kg trọng lượng giúp làm giảm 0.2 độ C sau 3 giờ sử dụng.
Ngoài ra, nước sắc từ sài hồ nam còn có tác dụng lợi tiểu, lợi mật và tăng nhu động ruột.
Thí nghiệm lâm sảng trên 45 bệnh nhân bị sốt cho thấy gần 70% trường hợp giảm nhiệt từ 0.5 -1.5 độ C sau 30 phút sử dụng dược liệu.
Sài hồ nam còn có tác dụng giảm đau, an thần nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp.
Cách dùng – liều lượng
Có thể dùng sài hồ nam ở dạng sắc, tán làm hoàn,... Dùng sài hồ đơn độc hoặc phối hợp với một số dược liệu khác để gia tăng tác dụng. Nếu dùng uống, chỉ nên sử dụng từ 3 – 12g/ ngày.