Cao Ngũ Gia Bì

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Ngũ Gia Bì

Mô tả

CAO NGŨ GIA BÌ - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

- Tên Gọi Khác: Cây đáng, cây lằng, ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, sâm nam,…

- Tên Khoa Học: Schefflera Octophylla.

- Thuộc Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae).

- Thuộc tính:

Vỏ của cây Ngũ gia bì được thu hái làm thuốc. Dược liệu này có tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và bổ trung. Do đó thường được áp dụng trong bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, suy nhược, giảm khả năng sinh lý và tiểu tiện kém,…

Đặc điểm thực vật

Sâm nam được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m. Lá kép hình chân vịt, mỗi lá có khoảng 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, mọc so le nhau.

Cây ngũ gia bì được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc, cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m

Quả mọng, có màu tím đen khi chín, hình cầu, đường kính từ 3 – 4mm, bên trong có khoảng 6 – 8 hạt. Hoa mọc thành chùm, màu trắng và nhỏ.

Bộ phận dùng

Vỏ của thân và rễ được dùng để làm thuốc. Ngoài ra lá của cây cũng được dùng để chữa sưng đau.

Phân bố

Ngũ gia bì phân bố ở miền Nam Trung Quốc, tập trung nhiều ở các tỉnh như Chiết Giang, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam. Ngoài ra, thảo dược này còn phân bố ở Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, và Ấn Độ.

Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

Thu hái – sơ chế

Chỉ thu hái ở những cây trên 10 năm tuổi. Sau đó tiến hành bóc vỏ cây. Việc thu hái ngũ gia bì cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Nếu bóc vỏ không đúng cách, cây có thể bị chết.

Sơ chế: Đem thái mỏng, rồi sao hoặc phơi khô.

- Thành phần hóa học:

Vỏ thân của cây có chứa khoảng 0.9 – 1% tinh dầu, trong đó vỏ ở rễ và cành có chứa saponin triterpene.

2. Tác dụng của Dược liệu Ngũ Gia Bì 

- Tính vị

Vị cay, đắng, tính ôn.

- Qui kinh

Qui vào kinh Phế, Thận và Can.

- Tác dụng dược lý, chủ trị

Theo y học hiện đại:

  • Được chứng minh có khả năng chống mệt mỏi tốt hơn nhân sâm. Cây sâm nam làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với tình trạng nhiệt độ cao và thiếu oxy.
  • Thảo dược còn có tác dụng giải độc, chống phóng xạ, điều hòa hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
  • Điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu thần kinh, do đó có tác dụng an thần rõ rệt.
  • Tác dụng tăng thể lực, trí lực, chống lão hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng cường chức năng tuyến sinh dục và xúc tiến tế bào tái sinh.
  • Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kháng tế bào ung thư và kháng virus.
  • Tác dụng làm giảm cơn ho suyễn, long đờm và cầm ho.
  • Tác dụng kháng viêm.
  • Tác dụng chống ung thư và hạ huyết áp.

Theo Đông y:

  • Tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và bổ trung.
  • Tác dụng trừ thấp, tiêu thủy, ích tinh, dưỡng thận, trừ phong và hóa đờm.
  • Hạ khí bổ ngũ lao, tiêu phù và trừ phong thấp.

Chủ trị:

  • Hen suyễn, cầm ho,…
  • Đau nhức xương khớp, mệt mỏi, suy nhược, co quắp, bại liệt
  • Cải thiện yếu sinh lý do suy nhược cơ thể và do thận hư yếu

Liều dùng, cách dùng

Có thể dùng dược liệu ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu,… Mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.

Sản phẩm đã xem