Cao Mộc Thông

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Mộc Thông

Mô tả

CAO MỘC THÔNG - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

- Tên Gọi Khác: Thông thảo, hoạt huyết đằng, biển đằng, dây khố rách, đinh phụ, phụ chi, vạn niên.

- Tên Khoa Học: Akebia trifoliata.

- Thuộc Họ: Mộc hương (danh pháp khoa học: Aristolochiaceae).

- Thuộc tính:

Đặc điểm thực vật

  • Cây mộc thông là cây thân leo, có chiều dài khoảng 7 - 10m.
  • Thân cây khá nhỏ, lá mọc đối xứng, gân lá có dạng lông chim và có cuống.
  • Phiến lá rộng khoảng 3 đến 6cm và dài từ 6 đến 9cm.
  • Hoa tương đối nhỏ, mọc ở vị trí những kẽ lá, hoa đực và hoa cái mọc ở khác gốc.
  • Quả thịt, dài 17mm và rộng 12mm, quả có chứa 1 hạt nhỏ.

Bộ phận dùng làm dược liệu

Thân cây được dùng để làm thuốc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thân cây nào cũng có thể làm dược liệu. Thông thường, người ta sẽ chọn những thân xốp, bên ngoài vàng nhạt và bên trong vàng đậm hơn. Không dùng thân cây đen, nhỏ hay những đoạn thân cây đã bị mối mọt.

Địa điểm phân bố

Cây mộc thông phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Hiện tại, giống cây mộc thông chưa được di thực và gieo trồng tại Việt Nam.

Thu hái - sơ chế dược liệu

Cây mộc thông được thu hái vào khoảng tháng 7 - 8 hằng năm.Cách sơ chế: sau khi hái về đem bỏ các cành già, lá héo, sau đó cắt thành từng khúc dài khoảng 40cm. Sau đó, làm sạch vỏ bằng cách cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và đem phơi khô hoàn toàn. Sau đó, có thể bào chế cây mộc thông theo những cách sau đây:

Cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng và đem phơi khô. Có thể tán thành bột mịn và làm thành dạng viên hoàn.

Đem dược liệu thân cây mộc thông ngâm vào nước. Sau đó thái thành từng lát và phơi trong bóng râm. Tuyệt đối không phơi dược liệu dưới ánh nắng mặt trời vì có thể làm mất tác dụng dược lý.

- Thành phần hóa học:

+ Mộc thông (mã đậu linh): Trong mộc thông mã đậu linh hay quan mộc thông (Hocquartia mashuriensis) người ta chiết ra được 0,091% chất có tinh thể màu vàng, độ chảy, công thức thô (Hóa học báo, 22: 1144 - 1956).

+ Mộc thông (uy linh tiên): Trong mộc thông Nhật Bản (Akebia quinata Decne) người ta đã lấy được một loại glucozit gọi là akebin khi thủy phân sẽ được gọi là akebigenin C, glucoza và rhamnoza (Tạp chí hóa học Nhật Bản 48, 49, 1927 - 1928).Ngoài ra còn có hederagenin C và axit oleanolic hay caryophylin C (Dược học tạp chí 60, 1940).

2. Tác dụng của Dược liệu Mộc Thông

- Tính vị

Dược liệu mộc thông có vị cay, ngọt, tính bình và không độc. Tuy nhiên theo tài liệu Dược tính luận thì mộc thông là vị thuốc có tính hơi hàn.

- Quy kinh

Quy vào kinh Phế, Tâm, Bàng quang và Tiểu trường.

- Tác dụng dược liệu theo Đông y

Công dụng: Thông lợi cửu khiếu, thoái nhiệt, chỉ hãn, chủ khứ ác trùng, lợi tiểu tiện, an tâm,chỉ khát, trừ phiền, minh mục, hoạt huyết, thông mạch.

Chủ trị: Thủy thũng, thống kinh, phụ nữ bế kinh, rối loạn kinh nguyệt, phiền nhiệt, điều trị nghẹt mũi, mụn nhọt, đau nhức do chứng phong thấp, miệng lưỡi lở loét, cổ họng sưng đau và tắc sữa,...

- Tác dụng dược liệu theo nghiên cứu Y Học Hiện Đại

Nghiên cứu thực hiện trên thỏ cho thấy, dược liệu từ cây mộc thông có tác dụng lợi tiểu rõ rệt.

Nước sắc dược liệu cây mộc thông có tác dụng tăng sức co bóp của cơ tim nhưng khi dùng liều cao lại có gây ra tác dụng ngược lại là ức chế nhịp tim.

Tác dụng ức chế tử cung trong khi đang mang thai lẫn không mang thai.

3. Cách dùng - liều lượng

Dược liệu thân cây mộc thông được dùng chủ yếu ở dạng sắc uống. Liều dùng thông thường là 4 - 12g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng mộc thông trong điều trị bệnh

Không dùng dược liệu mộc thông cho những phụ nữ đang mang thai.

Tuyệt đối không sử dụng cây mộc thông đối với những người thể trạng đang mệt mỏi, không có thấp nhiệt và hoạt tinh.

Sản phẩm đã xem