Cao Lá Mơ

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Lá Mơ

Mô tả

CAO LÁ MƠ - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

Tên Gọi Khác: Lá mơ lông, dây mơ tròn, lá thúi địt, mơ leo, dây mơ lông, ngưu bì đống.

Tên Khoa Học: Paederia tomentosa.

Thuộc Họ: Cà phê (Rubiaceae).

Thuộc tính:

Cây mơ tam thể dạng thân leo. Thân non màu xanh nhạt, thân già màu nâu, dọc theo thân có nhiều lông tơ ngắn màu trắng bao phủ bên ngoài. Khi vò nát thân cây sẽ có mùi hôi khó chịu nên một số vùng miền gọi loại cây này với cái tên là lá thúi địt.

Lá mơ tam thể mọc đối, gắn với thân bằng một cái cuống dài 2 – 4 cm. Lá có thể hình trứng hoặc hình mác dài, một đầu nhọn, phần lá dưới cuống tạo thành hình trái tim. Mặt trên lá màu xanh và mặt dưới có màu tím tía. Các đường gân lá nổi rõ, có nhiều lông tơ mịn.

Hoa cây mơ tam thể thường ra vào tháng 7 – tháng 10 hàng năm. Hoa mọc xen ở các kẽ lá thành từng chùm. Tràng hoa hình ống màu tím nhạt, 5 cánh nhỏ phía trên màu trắng.

Quả ra vào tháng 8 trở đi, hình cầu, đài quả màu vàng nâu, bóng bẩy. Quả chứa 2 nhân dẹt màu nâu đen.

Phân bố

Cây mơ tam thể phát triển ở nhiều nước khác nhau, chẳng hạn như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ hay Malaysia. Loại cây này mọc hoang ở các bụi rậm và có khả năng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, đất đai nên rất dễ phát triển. Ở nước ra, cây thường được người dân trồng ở các hàng rào để lấy lá ăn và chữa bệnh.

Bộ phận dùng

Cả lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất vẫn là lá mơ tam thể.

Thu hái – Sơ chế

Lá mơ tam thể có quanh năm nên có thể được thu hái bất kì lúc nào. Thân ( dây mơ ) được thu hoạch vào mùa hè. Rễ thường được đào vào mùa đông hoặc mùa thu. 

Dược liệu đem về rửa sạch, dùng tươi hay sấy khô.

- Thành phần hóa học:

Dây mơ tam thể chứa: Asperuloside, Paederoside, Arbutin, Scanderoside, Deacetylasperuloside, Acid paederosidic.

Các thành phần trong lá gồm: 

Paederin, Bisulfur carbon, Methyl mercaptan, Sulfur dimethyl disulphit, Alcaloid, Scanderoside.

Tính vị

Tính bình, mát; Vị ngọt, đắng nhẹ

2. Công dụng của Dược liệu lá mơ

– Theo Đông y:

Theo y học cổ truyền, lá mơ tam thể có tác dụng khu phong, lợi thấp, giảm ho, tiêu thũng, giải độc, kích thích lưu thông máu, giảm đau, tiêu thực.

– Theo nghiên cứu hiện đại:

Thành phần sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ tam thể hoạt động như một chất kháng sinh. Nó giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, chống viêm, giảm sưng đau.

Hoạt chất Paederin ( alkaloid ) được tìm thấy trong dược liệu cũng có tác dụng trên hệ thần kinh người.

 

Dược liệu lá mơ được chủ trị trong các chứng:

  • Đau dạ dày
  • Co thắt túi mật
  • Suy dinh dưỡng ở trẻ em
  • Tê đau do tổn thương bên ngoài
  • Ăn lâu tiêu
  • Viêm gan vàng da
  • Bệnh kiết lỵ do amip
  • Ho gà
  • Phong tê thấp
  • Viêm ruột
  • Lao phổi
  • Gân cốt đau nhức
  • Nhiễm độc phosphor

Sản phẩm đã xem