Đăng nhập tài khoản
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Khôi phục mật khẩu
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
CAO TỲ GIẢI - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
- Tên Gọi Khác: Xuyên tỳ giải, Tắt giã, Phấn tỳ giải, Bì giải, Củ Kim cang, Bạt kế...
- Tên Khoa Học: Dioscorea lokoro Makino.
- Thuộc Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae).
- Thuộc tính:
Tỳ giải được xếp vào nhóm các loại cây dây leo có khả năng sống nhiều năm. Thân cây có hình dáng nhỏ, gầy.
Lá màu xanh, hình trái tim, có tua cuốn do lá kèm tạo thành. Lá nối với thân bằng một cái cuống dài, nhỏ. Mặt trên lá có 7 -9 gân hoặc nhiều hơn, xuất phát từ 1 điểm ở cuống lá tỏa ra hai bên.
Hoa tỳ giải thuộc dạng đơn tính, ra vào mùa hạ hoặc mùa thu. Hoa mọc thành chùm, sắc xanh nhạt
Quả kích thước nhỏ, có rìa giống như cánh.
Dược liệu:
Củ tỳ giải được tạo thành từ rễ phình to. Các cạnh của củ không đều nhau, độ dày chừng 2 – 5mm. Phía ngoài vỏ màu vàng, hơi nâu, có rễ nhỏ mọc rải rác xung quanh. Củ cứng, chất bột, vị đắng. Mặt cắt bên trong màu trắng, hơi xám hoặc nâu xám, có bó mạch màu nâu vàng nằm rải rác.
Phân bố
Cây tỳ giải có nguồn gốc ở Trung Quốc, chủ yếu là các tỉnh giáp với miền Bắc Việt Nam như Vân Nam, Quảng Đông hay Quảng Tây.
Hiện nay, loại tỳ giải giống Trung Quốc chưa được tìm thấy ở Việt Nam. Nước ta chủ yếu khai thác tỳ giải là các cây thuộc họ củ nâu. Dược liệu được sử dụng trong nước và phục vụ cho mục đích xuất khẩu.
Bộ phận dùng làm dược liệu
Củ của cây tỳ giải (một số tài liệu gọi là thân rễ).
Thu hái – Sơ chế
Củ cây tỳ giải được thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào mùa đông củ có dược tính tốt nhất.
Củ sẽ được đào lên một cách cẩn thận sao cho không bị vụn nát. Khi mang về, lựa những củ không bị mối mọt, cắt bỏ rễ con rồi rửa qua nhiều lần nước cho sạch đất cát.
Bào chế tỳ giải
+ Theo y học Trung Quốc: Sau khi bỏ rễ và rửa sạch, củ cây tỳ giải được thái hoặc bào mỏng, đem phơi hay sấy khô, dùng sống.
+ Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc Đông y Việt Nam: Củ được đem ngâm với nước vo gạo, để qua đêm. Sau đó lấy bàn chải chà sạch, ủ cho mềm. Cuối cùng thái lát mỏng, phơi khô.
- Thành phần hóa học:
Củ tỳ giải chứa thành phần chính là tinh bột, cornus officinalis sieb và saponozit (Saponin steroid ), bao gồm 2 hoạt chất:
Dioxin; Dioscorea sapotoxin.
Tính vị
Tính bình.
Vị đắng
Quy kinh.
Tỳ giải có thể tác động vào 2 kinh, gồm kinh Can và kinh Vị.
Tác dụng dược lý
Y học cổ truyền cho rằng, tỳ giải có tác dụng khu phong, trừ thấp, hỏa trọc, hành huyết ứ, lợi tiểu.
Chủ trị
Cách dùng và liều lượng
Tùy theo thể trạng, cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể dùng 4 – 20g tỳ giải mỗi ngày. Dùng đơn độc hoặc phối hợp cùng các nguyên liệu khác làm thuốc sắc hoặc làm hoàn.
Độc tính
Chất saponin trong tỳ giải khi sử dụng với liều cao kéo dài có thể gây phá vỡ hồng cầu và dẫn đến nhiều tác dụng phụ bất thường như: Say, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu lỏng, choáng váng đầu óc. Bên cạnh đó, một số trường hợp cơ địa quá mẫn có thể bị dị ứng với tỳ giải.
Tham khảo ý kiến thầy thuốc để được tư vấn đầy đủ những lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải khi dùng củ cây tỳ giải làm thuốc chữa bệnh.
Đăng kí thông tin thành công
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...