Đăng nhập tài khoản
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Khôi phục mật khẩu
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
CAO KHÔ TRINH NỮ - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
- Tên Gọi Khác: Cây mắc cỡ, cây xấu hổ, cây thẹn, hàm tu thảo.
- Tên Khoa Học: Mimosa pudica L.
- Thuộc Họ: Ðậu – Fabaceae.
- Thuộc tính:
Cây trinh nữ (Mimosa pudica L) là cây thân thảo, sống ít năm thường hay mọc ven ở bên đường hoặc những vùng đất trống. Lúc mới sinh trưởng, xấu hổ có xu hướng mọc thẳng, hướng lên. Khi trưởng thành, cây thường bò trườn trên mặt đất.
Trinh nữ thân nhỏ, phân thành nhiều nhánh, chiều dài thân có thể lên đến 1,5 m. Thân và nhánh có nhiều gai hình móc.
Lá trinh nữ hình lông chim, cuống lá hình chân vịt, khi chạm vào sẽ tự động khép lại xuôi theo trục lá. Cuống lá xấu hổ thường dài đến 4 cm và có nhiều lông. Mỗi lá trinh nữ thường có 15 đến 20 chét lá, không có cuống.
Hoa trinh nữ mọc ra từ nách lá với cuống hoa dài. Hoa nhỏ, màu tím đỏ, có hình cầu. Quả trinh nữ có hình ngôi sao, quả thắt lại ở giữa hạt, nhiều lông cứng. Quả dài khoảng 2 mm, rộng khoảng 3 mm mọc tụ lại thành một chùm.
Mùa ra hoa và quả trinh nữ vào khoảng tháng 6 – 8.
Dược liệu
Tất cả các bộ phận của cây trinh nữ đều có thể sử dụng để bào chế dược liệu.
Phân bố
Trinh nữ là dược liệu có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ. Trinh nữ cũng phổ biến ở một số khu vực ở châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,…
Ở nước ta, trinh nữ thường mọc ở ven đường, bờ sông hoặc bãi đất trống. Cây thường có xu hướng phát triển ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc.
Thu hái và chế biến
Cành và lá của cây trinh nữ có thể thu hái vào mùa khô có thể dùng tươi hoặc khô đều được.
Rễ trinh nữ có thể đào quanh năm, mang đi rửa sạch đất, bụi bẩn, thái mỏng, phơi khô, bảo quản dùng dần.
- Thành phần hóa học:
Toàn thân cây trinh nữ chứa các thành phần hóa học như một chất Alcaloid. Đây là một axit amin có nguồn gốc tự nhiên. Trong y học, Alcaloid thường được sử dụng như một chất giảm đau, gây tê.
Các thành phần chính được tìm thấy trong cây trinh nữ bao gồm: Minosin, Flavonosid, Crocetin, acid amin, các loại alcol, acid hữu cơ.
Bên trong hạt có chứa selen và chất nhầy. Lá chứa hoạt chất tương tự như Adrenalin và Selen. Thành phần này có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim.
Trinh nữ có vị ngọt, tính hơi hàn, se và chứa một lượng độc nhỏ.
Trinh nữ quy vào kinh phế.
Tác dụng chống lại nọc của rắn độc: Tại Đại học Ấn Độ một nghiên cứu vào năm 2001 đã ghi nhận dịch tiết từ rễ khô của cây trinh nữ có chứa hoạt chất Minosa. Đây là hoạt chất có khả năng ức chế các hoạt động của men Hyaluronidase và Protease thường tồn tại trong nọc của rắn độc.
Tác dụng chống co giật: Dịch tiết từ lá cây trinh nữ có thể hỗ trợ chống co giật được gây ra bởi Pentylentetrazol và Strychnin. Tuy nhiên, chất dịch tiết từ lá trinh nữ không thể chống lại các cơn co giật được gây ra bởi N-methyl-D-as partate.
Tác dụng chống lo âu của trinh nữ được cho là có hiệu quả tương tự như Diazepam. Tính chất có trong cây xấu hổ có thể hỗ trợ điều trị lo âu, trầm cảm thuốc loại Tricyclic.
Tác dụng chống trầm cảm: Nghiên cứu tại Đại học Veracruỳ (Mexico) cho biết chiết xuất từ lá khô trinh nữ có tác dụng chống lại dấu hiệu của trầm cảm.
Tác dụng lên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại Đại học Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ) có thể tác động lên chu kỳ rụng trứng bình thường.
Cây trinh nữ thường được sử dụng để điều trị: Suy nhược thần kinh, viêm phế quản, mất ngủ, viêm kết mạc cấp tính, viêm gan, đau dạ dày, sỏi đường tiết niệu, huyết áp cao, phong thấp.
Giã nát, đắp ngoài để điều trị chấn thương, viêm da mủ.
Rễ cây trinh nữ có thể hỗ trợ điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp, tê liệt tay chân, kinh nguyệt không đều.
Cành và lá cây trinh nữ có thể hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc.
Hạt cây trinh nữ có thể dùng điều trị hen suyễn và gây nôn khi cần thiết.
Rễ cây trinh nữ có thể thái lát mỏng, phơi khô, sắc nước uống. Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày không quá 120 g.
Lá và cành có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Đối với vết thương hở có thể giã nát cây trinh nữ tươi đắp vào vết thương để cầm máu và giảm đau. Nếu dùng trinh nữ để sắc nước uống liều dùng khuyến cáo mỗi ngày khoảng 6 – 12g.
Đăng kí thông tin thành công
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...