Cao Khô Tang Bạch Bì

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Khô Tang Bạch Bì

Mô tả

CAO KHÔ TANG BẠCH BÌ - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

- Tên Gọi Khác: Vỏ rễ dâu, sinh tang bì, tang căn bạch bì, mã ngạch bì...

Tên Khoa Học: Cortex mori Albae Radicis.

- Thuộc Họ: Họ Dâu tằm (Moraceae).

Thuộc tính: 

Vị thuốc tang bạch bì (Cortex mori Albae Radicis) là phần vỏ của rễ của cây dâu tằm đã được chế biến loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và lõi gỗ bên trong. Dâu tằm là loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao khoảng 2 – 3m, có những đặc điểm sinh thái như sau:

Lá có phiến, mọc so le, có hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy. Phần mép có răng cưa to, cuống lá tròn hoặc hơi bằng, từ cuống tỏa ra 3 gân chính rõ rệt;

Hoa dâu tằm là hoa đơn tính, mọc thành bông;

Quả dâu tằm là loại quả mọng, mọc ở các đài lá, có màu đỏ và chuyển sang màu đen sẫm khi chín và có thể ăn được;

Dâu tằm ra hoa vào tháng 4 – 5 và ra nhiều quả vào tháng 5 – 7 hằng năm;

Loại cây này mọc hoang hoặc trồng ở hầu hết các tỉnh thuộc Trung Quốc. Ở nước ta, dâu tằm được tìm thấy ở một số địa phương với số lượng không nhiều và toàn bộ cây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tang bạch bì dược liệu được chế biến sau khi thu hái phần vỏ rễ cây dâu tằm với yêu cầu vỏ khô đã được tẩy trắng, không nổi mốc, không vụn. Cây dâu tằm được thu hoạch từ cuối mùa thu đến mùa xuân, khi lấy cần cắt bỏ phần già của cây để sang xuân mọc lên chồi mới.

Thành phần hóa học:

Các thành phần chính có trong tang bạch bì bao gồm:

  • Albafuran, Albanol, Albafuran B, C;
  • Mulberin, Mulberochomen, Mulberanol, Mulberofuran;
  • Cyclomulberin, Cyclomulberochro;
  • Kuwanon, Oxydihydromorusin (Morusinol).

Ngoài ra tang bạch bì dược liệu còn chứa các hoạt chất như:

Umbelliferon; P-tocopherol; Sitosterol;

Ethyl 2,4 – dihydroxybenzoate; Dihydrokaempferol; Resinotanol

2. Dược liệu Tang bạch bì có tác dụng gì?

Tang bạch bì dược liệu có vị ngọt, tính hàn, không độc. Quy vào các kinh Phế, Tỳ.

Tang bạch bì có tác dụng: tả phế bình suyễn, lợi tiểu tiêu phù. Trị chứng ho suyễn do phế nhiệt, mắt mặt sưng phù, thủy thũng thực chứng.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, tác dụng của tang bạch bì bao gồm:

  • Chữa ho thông thường;
  • Lợi tiểu; 
  • Hạ huyết áp; 
  • An thần;
  • Giảm đau;
  • Hạ sốt;
  • Chống co giật;
  • Hỗ trợ ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, các loại nấm tóc;
  • Tang bạch bì hỗ trợ ức chế tế bào ung thư ở tử cung.

Theo Y Học Cổ Truyền, tác dụng của tang bạch bì dược liệu bao gồm:

  • Chữa ho, hen suyễn, khó thở;
  • Hạ sốt;
  • Trị chứng tiểu rắt;
  • Sưng phù mặt.

Liều lượng sử dụng tang bạch bì mỗi ngày là khoảng 6 – 12g. Cách dùng phổ biến là sắc lấy nước uống, có thể chia thành nhiều lần sử dụng nếu cảm thấy chưa quen hoặc khó uống.

Sản phẩm đã xem