Đăng nhập tài khoản
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Khôi phục mật khẩu
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
CAO KHÔ NÚC NÁC - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
- Tên Gọi Khác: Bạch ngọc nhi, Nam hoàng bá, ngúc ngác, mộc hồ điệp, may ca, phăc ca (Tày), co ca liên (Thái), ngòng pắng điằng (Dao), p’sờ lụng (K’Ho).
- Tên Khoa Học: Oroxylum indicum (L.) Kurz.
- Thuộc Họ: Hoa chùm ớt (Bignoniaceae).
- Thuộc tính:
Cây Núc Nắc (Oroxylum indicum (L.) Kurz )Cây nhỡ, cao 8-10 m, có khi hơn. Thân nhẵn, ít phân cành, có những sẹo to do lá rụng để lại, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng nhạt.
Lá to, mọc đối, xẻ 2-3 lần lông chim, dài đến 1.5 m, tập trung ở ngọn thân, lá chét hình bầu dục, nguyên, dài 6.5 – 14 cm, rộng 3.5 – 8 cm; gốc tròn, hơi lệch, đầu nhọn, mặt dưới nhẵn hoặc hơi có lông; cuống lá kép hình trụ, mập.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm, cuống mập, thẳng, dài 40 – 80 cm, mang nhiều sẹo rõ ở phía dưới; lá bắc nhỏ; hoa to màu nâu đỏ sẫm; dài hình chuông; hơi phình ở bọng, 5 cánh hoa hàn liền chia 2 môi, mép nhăn nheo có răng cưa, cong gập xuống; nhị 5 (4 cái đều và 1 cái hơi ngắn hơn), chỉ nhị có lông mịn ở gốc, bầu thuôn, dài.
Quả nang, dẹt và cong, dài 50 – 80 cm, rộng 5 – 7 cm, khi chín nứt làm 2 mảnh; hạt rất nhiều hình bầu dục, cứng, có cánh mỏng bao quanh.
Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.
Núc nác thuộc loại cây gỗ mọc nhanh, thường thấy ở ven rừng núi đá vôi, rừng thứ sinh, đất sau nương rẫy và dọc theo hai bên bờ thượng nguồn các dòng sông (Hồng, Chảy, Gâm….). Cây ưa mọc trên đất tơi xốp có tầng đất mặt sâu, dễ thấm nước. Ở các tỉnh miền Trung, núc nác mọc được ở cả trên loại đất pha cát của vùng ven biển. Cây có khả năng chịu hạn và chịu nóng tốt.
Bộ phận dùng
Vỏ thân và hạt. Vỏ thân, thu hái khi cần thiết, phơi khô hoặc cạo lớp vỏ sần rồi thái phiến dài 2 – 5 cm, dày 1 – 3 mm phơi khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao nhỏ lửa cho vàng. Hạt thu hái ở quả núc nác chín (mộc hồ điệp) vào mùa thu đông, phơi khô.
Khi dùng có thể trích với muối ăn (mộc hồ điệp 10 kg, muối ăn 400 g, nước sôi để pha vừa đủ, bằng cách ngâm tẩm mộc hồ điệp với nước muối trong 30 phút cho ngấm hết muối, rồi dùng lửa nhỏ sao cho có màu đen.
- Thành phần hóa học:
Vỏ thân Núc nác chứa một ít ancaloit, tanin và một số dẫn xuất flavonoit ở dạng tự do hay heterozit. Những chất flavonoit thường thấy là: Oroxylin A, Baicalein, Crysin, Tetuin.
Hạt Núc nác có chứa một chất kiềm màu vàng, một chất dầu béo chứa 80.4% axit oleic, các axit panmitic, stearic, và có thể cả axit lignoxeric. Ngoài ra, hạt có chứa ellagic axit.
Vỏ rễ chứa chrysin, baicalein, biochanin-A, và acid ellagic. Oroxylin A, chrysin, triterpene axit cacboxylic và axit ursolic được tìm thấy trong vỏ quả (Suratwadee et al 2002).
Tính vị, công năng
Núc nác có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh can giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, nhuận phế, chỉ khái, chỉ thống.
Công dụng:
Vỏ núc nác được dùng chữa các chứng bệnh vàng da, dị ứng, mẩn ngứa, viêm họng, ho khan tiếng, đau dạ dày, lỵ, viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu, trẻ con ban, sởi. Ngày dùng 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
Hạt núc nác chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày, đau bụng, vết loét không liền miệng, ngày uống 2-3 g dạng thuốc sắc (chữa ho) hay sấy khô tán nhỏ (chữa đau dạ dày). Dùng ngoài tán bột rắc lên vết lở loét, mụn nhọt vỡ lâu ngày không liền miệng.
Phần lớn các bộ phận của cây núc nác được dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ. Vỏ rễ tươi và toàn bộ rễ sẽ mất hoạt tính sau một số tháng bảo quản. Vỏ rễ là thuốc bổ và làm sẵn, chữa ỉa chảy, kiết lỵ, làm toát mồ hôi, thấp khớp. Dùng ngoài, vỏ rễ được đun sôi trong dầu vừng, bôi chữa chảy mủ tai. Quả non được dùng làm mát và dễ tiêu. Hạt làm thuốc tẩy.
Ở Malaysia, nước sắc lá cây núc nác uống chữa đau dạ dày và thấp khớp; dùng ngoài chữa lách to, nhức đầu và cách bệnh loét. Vỏ và hạt được dùng trong thú y.
Thuốc cổ truyền Ấn Độ bào chế bằng cách chiết rễ núc nác trong dầu cùng với 16 dược liệu khác được dùng để chữa chứng tóc sớm bị hoa râm.
Ở Nepal, vỏ thân và rễ núc nác được dùng làm thuốc chống viêm.
Kiêng kị: Người hư hàn đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy không nên dùng núc nác.
Đăng kí thông tin thành công
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...