CAO NGƯU BÀNG TỬ - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT
1. Mô tả dược liệu:
- Tên Gọi Khác: Quả chín của cây ngưu bàng, á thực, thử niêm tử, hắc phong tử, đại đao tử.
- Tên Khoa Học: Fructus Arctii Lappae.
- Thuộc Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae).
- Thuộc tính:
Ngưu bàng tử là quả chín của cây ngưu bàng. Ngưu bàng là cây thân thảo lớn, chiều cao từ 1 – 2m. Cây sống hằng năm, một số cây sống trên 2 năm, thân phía trên phân nhiều cành. Lá hình tim, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Phiến lá to, đường kính trong khoảng 45 – 50cm, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới xanh nhạt và có kèm theo lông trắng.
Hoa tự mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi tím, đường kính khoảng 2 – 4cm. Cây ra hoa vào tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 7 – 8, quả nhỏ, hơi cong và có màu xám nâu.
Bộ phận dùng
Quả của cây được thu hái để làm dược liệu. Một số nơi có thể thu hái rễ để làm thuốc, được gọi là ngưu bàng căn.
Phân bố
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay đã được di thực vào nước ta và sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thu hái – sơ chế
Thu hái vào tháng 8 – 9 khi quả đã chín. Sơ chế: Sau khi hái về, lấy quả phơi hoặc sấy khô dùng dần.
- Thành phần hóa học:
Ngưu bảng tử có chứa 15 – 20% chất béo, Ancaloit, Arctiin,…
2. Tác dụng của Dược liệu Ngưu Bàng Tử
Cao Ngưu Bàng Tử có vị cay, đắng, tính hàn, qui vào kinh Phế và Vị, được dùng để chữa bệnh viêm phổi, cảm mạo, phù thận, mụn nhọt và phát ban da.
Tính vị
Vị cay, đắng, tính hàn.
Qui kinh
Qui vào kinh Phế và Vị.
Theo y học hiện đại:
- Điều trị bệnh sởi do có tác dụng giải độc.
- Hỗ trợ điều trị viêm phổi do quả của cây ngưu bàng có khả năng làm ẩm phổi và loại bỏ đờm.
- Hỗ trợ chữa lành các vết thương ngoài da.
- Thành phần Arctiin trong dược liệu có thể ức chế protein niệu và ngăn ngừa các vấn đề về thận.
Theo Đông y:
Tác dụng trừ phong, sát trùng, giải độc, tiêu thũng, thông phổi,..
Chủ trị:
Cảm cúm, sưng vú, cổ họng sưng đau
Viêm tai, viêm phổi, sưng vú, mụn nhọt
Cách dùng – liều lượng
Dùng ngưu bàng tử ở dạng thuốc sắc, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 4 – 12g.