Đăng nhập tài khoản
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Khôi phục mật khẩu
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
CAO LÁ TẦM MA - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
- Tên Gọi Khác: Cây lá gai, trữ ma, gai tuyết.
- Tên Khoa Học: Urtica dioica.
- Thuộc Họ: Urticaceae.
- Thuộc tính:
Cây tầm ma (Urtica dioica) thường có chiều cao trên 1m, gốc cây hóa gỗ. Phần lá cây gai mọc so le nhau, lá hình tim, có lông, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu trắng bạc. Hoa mọc thành bông kép nằm ở kẽ lá.
Bộ phận dùng làm thuốc gồm có rễ và lá cây tầm ma, có thể được thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch rễ cây tầm ma là mùa thu và đông.
Đào rễ cây tầm ma về rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần non, để nguyên hoặc thái mỏng, sau đó đem phơi khô. Rễ cây tầm ma có thể dùng khô hoặc tươi đều được.
- Thành phần hóa học:
Cây tầm ma chứ rất nhiều rất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể:
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong rễ của cây lá gai có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid rutin giúp chống oxy hóa tế bào, ngăn chặn tác nhân gây hại cho cơ thể. Toàn cây lá gai chứa acid cyanhydric, phần hạt giàu chất béo và các axit tự do.
Các bộ phận của cây lá gai đều có vị ngọt, tính hàn và không độc. Phần rễ cây tầm ma đi vào kinh tâm và can, phần lá vào kinh bàng quang.
Rễ cây lá gai: Có công dụng chỉ huyết (cầm máu), lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, an thai. Nhờ vào những tác dụng trên, rễ cây tầm ma (trữ ma căn) được dùng để chữa chứng xuất huyết do huyết nhiệt, thai lậu hạ huyết, động thai, nhiệt độc ung thủng.
Lá tầm ma: Có tác dụng chỉ huyết, lương huyết, tán ứ, thường được dùng để trị chứng nôn khạc, sưng đau hậu môn, tiểu tiện ra máu, áp xe vú mới phát.
Hoa cây lá gai trị bệnh sởi.
Vỏ, thân, cành cây tầm ma: Có công dụng lợi tiểu tiện, thanh nhiệt, chỉ huyết, tán ứ nên được dùng điều trị các chứng ứ nhiệt, tiểu tiện không thông, sang thương xuất huyết, giang môn thũng thống.
Các công trình nghiên cứu cho thấy, tầm ma có chứa các hoạt chất sinh học có khả năng giảm viêm; chống dị ứng, chống thấp khớp, co giật, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tuyến tuyền liệt…vv và không hề có tác dụng phụ.
Cây tầm ma thường có mặt trong các bài thuốc lợi tiểu, viêm khớp, các bệnh do viêm nhiễm đường tiết niệu, tuyến tiền liệt, huyết áp cao, viêm mũi dị ứng, yếu sinh lý…vv.
Ngoài ra, chiết xuất cây tầm ma có thể thoa trực tiếp lên da giúp giảm đâu khớp, đau cơ bắp; cải thiện độ săn chắc của các mô cơ.
Liều dùng cây lá gai từ 12 – 20 gam dạng thuốc sắc, bột, viên.
Cây tầm ma có chứa hàm lượng vi chất tương đối cao (vitamin A,B, C, B2, B9, B5, K..., chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan) nên có thể được xem như rau ăn bổ dưỡng hằng ngày. Khi luộc chín, lá tầm ma mềm, không chứa axit nên không gây ngứa, mùi vị hơi giống rau dền.
Cây tầm ma là nguyên liệu chính để làm bánh gai. sở dĩ bánh gai giữ được lâu là nhờ vào thành phần chlorogenic nằm trong lá cây gai (có khả năng chống vi khuẩn và chống nấm). Nếu làm bánh gai mà không có lá gai thì chỉ sau vài ngày bánh sẽ bị mốc.
Ngoài được sử dụng để làm bánh, cây tầm ma còn có thể dùng an thai, điều trị tiểu rắt, phong thấp và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, cây tầm ma có tính hàn nên tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài.
Đăng kí thông tin thành công
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...