Cao Khô Lá Lốt

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Khô Lá Lốt

Mô tả

CAO LÁ LỐT - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

Tên Gọi Khác: Lá tất bát.

Tên Khoa Học: Piper lolot L.

Thuộc Họ: Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae).

Thuộc tính

Lá lốt là cây thân thảo sống lâu năm. Cây cao từ 30 – 40cm, mọc thẳng khi còn nhỏ và thường mọc bò thành đám khi thân dài.

Lá đơn có hình tim, mọc so le, mặt lá láng bóngmỗi lá có 5 gân chính tỏa ra từ cuống, cuống có bẹ nhỏ. Hoa mọc thành cụm ở nách lá. Quả lá lốt là quả mọng và thông thường chỉ chứa 1 hạt.

Phân bố:

Lá lốt có nguồn gốc ở các nước Đông Dương (LàoViệt Nam, Campuchia) và thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt.

Bộ phận dùng: Toàn cây lá lốt đều được sử dụng để làm dược liệu, bao gồm cành, lá, thân và rễ.

Thu hái: Thu hái cây quanh năm.

Chế biến: Đem rửa sạch bùn đất, sử dụng tươi hoặc đem phơi nắng/ sấy khô để dùng dần.

Thành phần hóa học:

Trong lá Lốt có tinh dầu. Hoạt chất khác chưa rõ.

2. Tác dụng của Dược liệu Lá Lốt

Tính vị

Lá lốt có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hạ khí, ôn trung tán hàn.

Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

- Theo Y học cổ truyền

Lá Lốt theo y học cổ truyền có tính ẩm, vị cay, nhờ vào tính vị như vậy lá Lốt có tác dụng trừ hàn, giảm đau, cầm nôn, hỗ trợ tiêu hóa. Trong dân gian người ta thường dùng lá Lốt để làm thuốc sắc uống điều trị đau xương khớp, tay chân tê thấp, đổ mồ hôi tay chân, đi tiêu phân lỏng; ngoài ra người ta còn sử dụng để làm gia vị trong chế biến các món ăn.

- Theo Y học hiện đại

Khả năng kháng khuẩn:

Lá Lốt có khả năng kháng các vi khuẩn: Bacillus psyocyaneus, Staphylococus aureus và Bacillus subtilis; nhờ tác dụng kháng khuẩn nên lá Lốt có khả năng chống viêm khá hiệu quả. Các nghiên cứu so sánh tác dụng kháng khuẩn của 3 dạng bào chế: Cao lá khô, nước ép lá tươi và cao lá tươi gần tương tự như nhau.

Các thử nghiệm trên lâm sàng chứng tỏ cao lỏng dùng ngậm và viên cao Lá lốt dùng uống có tác dụng giảm đau và trị các bệnh viêm cấp tính về răng miệng.

Khả năng chống viêm:

Sử dụng liều 20g/kg thể trọng với dịch chiết Lá lốt từ cồn 900, nhận thấy khả năng chống viêm từ 39,63 - 69,15%, thời gian đáp ứng viêm từ giờ đầu tiên kéo dài đến 30 giờ sau khu thử nghiệm, khả năng ức chế viêm 41,08 - 58,21% đối với dung dịch flavonoid toàn phần 4%.

Khả năng giảm đau:

So sánh dung dịch lá Lốt chiết từ cồn so sánh với dung dịch flavonoid 4% và aspirin kết quả cho thấy dung dịch lá Lốt chiết từ cồn giảm đau lên đến 62,50 - 64,05%, dung dịch flavonoid 4% ức chế 42,6 - 54,9% khả năng giảm đau tương tự aspirin.

Tác dụng chống oxy hóa và lợi mật của Cao Lá lốt:

Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và lợi mật của lá Lốt đối với chiết xuất ethanol 2:1 so với dung dịch 5% flavonoid. Chiết xuất ethanol 2:1 có khả năng ức chế quá trình oxi hóa lipid.

Liều Dùng, Cách Dùng Của Lá lốt (Lá)

Cách dùng: Dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng cho tay chân hay đổ mồ hôi sau đó ngâm tay chân, ngâm đến lúc nguội thì ngừng.

Liều dùng: Liều hàng ngày 5 - 10g dạng khô hoặc 15 - 30g lá tươi. Sắc với nước, mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần.

Sản phẩm đã xem