Cao Khô La Hán

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Khô La Hán

Mô tả

CAO LA HÁN - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

Tên Gọi Khác: La hán quả, Quang quả mộc miết.

Tên Khoa Học: Fructus Momordicae grosvenorii.

Thuộc Họ:

Thuộc tính:

Cây la hán (Fructus Momordicae grosvenorii) là loại cây đặc sản của vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Đây là một cây mọc leo được trồng lấy quả và sử dụng chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt.

Quả La Hán có hình tròn hay hình tròn dài có đường kính 5 – 8cm. Bề ngoài vỏ màu nâu vàng sẫm hoặc sắc nâu sẫm và bóng láng. Trên vỏ cũng còn sót lại chút ít lông nhung và số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn. Phần đáy hơi hẹp có vết cuống quả, chất giòn dễ vỡ, mặt trong quả có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ. Bóc bỏ vỏ ngoài thì bên trong thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt hình tròn chữ nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt. Khi sử dụng làm thuốc nên chọn quả lớn tròn, cứng chắc, lắc không kêu, vỏ có màu nâu vàng mới là loại tốt.

- Thành phần hóa học:

Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới 25,17%-38,31%, trong đó bao gồm 10,20%-17,55% đường fructose; 5,71%-15,19% đường glucose

Còn có một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ ngọt rất cao, đó là các triterpenoid saponin, trong đó Mogroside V có độ ngọt gấp 256-344 lần đường mía (saccharose), Mogroside VI ngọt gấp 126 lần đường mía;

Còn có một chất gọi là D-mannitol  có độ ngọt bằng 0,55%-0,65% đường mía.

Trong thành phần còn có khoảng 8,67%-13,35% protein. Trong mỗi 100g quả có 313mg-510mg vitamin C, manganese (Mn), sắt (Fe), Nickel (Ni), kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Selenium (Se), Iod (I) và 26 loại nguyên tố vô cơ khác.

Trong hạt có 41,1% acid béo, bao gồm: Linoleic acid, Oleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Palmitoleic acid, Myristic acid, Lauric acid, trong đó hai loại Linoleic acid và Oleic acid chiếm tới 73,2%.

2. Tác dụng Dược lý của Dược liệu La Hán

Tính vị: 

Vị ngọt, tính mát, không độc.

Quy kinh: 

Vào 2 kinh Phế, Tỳ.

Tác dụng của La hán quả: Nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện.

Công dụng:

Cao La Hán giúp chữa sốt, dịu cổ họng, long đờm, chữa ho.

Trà la hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người thể tạng “uất hỏa nội kết” (nóng trong). Do trong quả la hán có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị  lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì.

Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 3-8g dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: Nếu là ho do phế hàn có ngoại cảm thì không dùng độc vị mà cần phối hợp cùng các vị khác, người tỳ vị hư hàn không dùng vì quả la hán tính mát thích hợp với chứng ho đàm hỏa.

 

Sản phẩm đã xem