Cao Khô Kim Anh

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Khô Kim Anh

Mô tả

CAO KHÔ KIM ANH - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

Tên Gọi Khác:  Kim anh, Mác nam coi, Mác nam lỷ (Tày), Đường quán tử, Thích lê tử.

Tên Khoa Học: Rosa laevigata Michx.

Thuộc Họ: Rosaceae (Hoa hồng).

Thuộc tính: 

Cây kim anh là một loại cây mềm, mọc thành bụi, xen lẫn với những cây khác như sim, tre v.v… Cây có thể mọc dài tới 10m. Thân cây có đường kính tới 2cm, thân và cành đều có gai mọc cúp xuống phía gốc như cây hoa hồng. Mỗi mẩu thân thường có 1-2 cành vươn ra rất dài, có thể tới 2-3m. Lá có lá kèm và gồm 3 lá chét. Lá chét hình trứng, 2 đầu nhọn, mép có răng cưa, lá chét giữa dài và rộng hơn. Đừng nhầm với cây tầm xuân có số lá chét nhiều hơn (5-7). Hoa màu trắng, đơn độc, mọc ở đầu cành, khi nở có đường kính rộng tới 5-8 cm, nhị màu vàng. Đế hoa lớn, hình chén có gai nhỏ, nhọn, cuống hoa dài 1,53 cm. Lá đài 5, tràng cũng có 5 cánh, nở vào cuối xuân sang hạ (các tháng 2, 3), quả chín vào các tháng 8, 9, 10.

Quả giả (thực ra đó là đế hoa) tươi có màu vàng đỏ bóng, cứng hình cái chén, dài 1,52cm có cuống dài 2-3cm, phía trên còn sót lại 3-5 lá đài bao vây nhị và vòi hơi nổi phồng lên ngoài mặt có nhiều gai. Khi khô có màu nâu đỏ sẫm hay nhạt, sau khi chế biến, trên mặt có những vết sẹo của gai đã rụng đi. Trong “quả” có rất nhiều lông và “hạt” (thực ra đây mới là quả) hình thon, dẹt, dài 6-7mm, màu vàng nâu nhạt có góc rất cứng. Có hạt có cuống, có hạt không có cuống.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang trên các đồi ở nước ta, một số tỉnh miền núi biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn, tại đây một số người trồng làm hàng rào vì cây có nhiều gai. Còn thấy ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hà Nam, Giang Tô, Triết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên).

Trồng bằng cách giâm cành hay đào các cây con có sẵn trên đồi về.

Thu hái vào tháng 10 đến 11, khi ‘quả’ chín tới biến thành màu đỏ. Hái về, sau khi phơi khô, cho vào thùng, dùng gậy đảo cho hết gai rồi phơi khô lại lần nữa, gọi là kim anh tử, nếu sau khi loại hết gai đem bổ dọc, loại bỏ hết hạt (thực tế đây là quả thực) rồi phơi khô thì gọi là kim anh nhục hay kim anh phiến.

Ngoài quả giả ra, người ta còn dùng rễ và vỏ rễ, hoa lá kim anh làm thuốc, nhưng hay dùng nhất vẫn là quả giả.

Thành phần hóa học:

Kim anh tử là một nguồn vitamin C, khá lớn, tỉ lệ hơn 1%. Định lượng vitamin C trong quả giả kim anh ở Lạng Sơn, chúng tôi thấy 1,360 mg trong 100 g.

Trong quả (ta gọi nhầm là hạt) có chất glucosid độc, do đó “khi dùng ta vẫn phải bỏ hạt đi. Ngoài ra còn có tanin, đường, chất nhầy, acid hữu cơ chất nhầy.

2. Tác dụng của Dược liệu Kim Anh

Tính vị

Tính bình, có vị chua, không độc (theo sách Khai bảo bản thảo).

Vị sáp tính bình, chín thì ngọt sáp, sống thì chua sáp (theo sách Cảnh nhạc toàn thư, bản thảo chính).

Qui kinh

Qui vào 3 kinh tỳ, phế, thận.

- Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc quả cây Kim anh có khả năng sát khuẩn mạnh và ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây hại như: E.Coli, tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus). Ngoài ra nước thuốc còn có tác dụng ức chế virus cúm.

Tác dụng giảm xơ mỡ động mạch: Trên thực nghiệm, tình trạng xơ mỡ động mạch do ăn nhiều cholesterol có thể được điều trị bằng quả cây Kim anh trong 2 – 3 tuần. Trong tất cả các ca điều trị, lượng beta-lipoprotein và cholesterol máu đều giảm. Mỡ ở gan, tim và xơ mỡ mạch ở nhóm điều trị là ít hơn.

Theo y học cổ truyền

Tác dụng điều trị yếu sinh lý, mộng tinh, xuất tinh sớm: Dược liệu Kim Anh có khả năng tráng gan cốt, bổ thận, ích tinh tủy, sinh tân dược, cố tinh, bổ ngũ tạng, dưỡng khí huyết. Do đó thuốc có tác dụng điều trị yếu sinh lý và suy giảm sinh lý ở nam giới rất tốt (theo cuốn Cảnh nhạc toàn thư).

Tác dụng điều trị chứng tiểu són, tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày: Dược liệu có tác dụng giúp tăng cường khí huyết, bổ thận, dưỡng huyết. Vì thế dược liệu có khả năng điều trị tốt chứng tiểu đêm, tiểu són và tiểu nhiều lần.

Tác dụng điều trị sa trực tràng, sa tử cung: Quả cây Kim anh khi kết hợp với ngũ vị tử sắc có khả năng điều trị tốt bệnh sa trực tràng, sa tử cung (theo Trung Hoa y dược).

Tác dụng điều trị khí hư bạch đới ở phụ nữ: Dược liệu có khả năng điều trị suy giảm ham muốn, suy giảm sinh lý và khí hư bạch đới ở phụ nữ.

Tác dụng điều trị chứng tỳ hư, đi đại tiện có phân lỏng: Dược liệu có khả năng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, kiện tỳ, suy nhược cơ thể do chức năng thận bị ảnh hưởng.

Sản phẩm đã xem