Cao Khô Gừng

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Khô Gừng

Mô tả

CAO KHÔ GỪNG - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

Tên Gọi Khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương…

Tên Khoa Học: Zingiber offcinale Roscoe.

Thuộc Họ: Gừng (Zingiberaceae).

Thuộc tính:

Gừng là một loại cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao nằm khoảng từ 0,5 – 1m. Phần thân rễ có phân nhánh và phát triển thành củ, khi già sẽ có xơ.

Lá cây hình mũi mác, không có cuống, mọc cách nhau, với chiều dài tới khoảng 20cm, rộng khoảng 2cm, bẹ nhẵn với phần lưỡi nhỏ dạng màng. Cán hoa mọc từ gốc dài khoảng 20cm, có nhiều vẩy lợp lên.

Cụm hoa có dạng trứng dài khoảng 5cm, rộng từ 2 – 3cm, lá bắc có màu lục nhạt, hình trái xoan với phần mép vàng. Đài có 3 răng ngắn còn tràng có ống dài gấp 2 lần đài, 3 thì hẹp nhọn và 1 nhị. Hoa màu vàng xanh với phần mép cánh màu tím và phần nhị cũng tím. Loài gừng trồng thường rất ít ra hoa.

Bộ phận dùng

Thân rễ hay thường gọi là củ, chính là bộ phận của cây được sử dụng để làm vị thuốc.

Phân bố

Ở nước ta, cây gừng được trồng ở khắp nơi để làm gia vị cũng như vị thuốc.

Thu hái và sơ chế

Thời điểm thu hái dược liệu thích hợp nhất là vào mùa đông. Tiến hành đào lấy những thân rễ già, đem cắt bỏ đi các rễ con rồi rửa sạch và phơi khô.

Mô tả vị thuốc can khương: Có dạng ngón tay phẳng dẹt và phân nhánh, có đốt rõ ràng. Phần vỏ phía ngoài nhăn nheo, có màu xám vàng hay xám trắng. Phía đỉnh có vết mầm và vết rễ, mặt cắt có chất xơ. Loại to, già, khô, củ chắc có vỏ ngoài màu vàng nhợt ít nhăn, sạch rễ con, phần thịt trong vàng đậm là tốt.

Thành phần hóa học:

Phân tích dược liệu can khương phát hiện một số thành phần chính bao gồm:

zingeron, zingerola, shogaola, α camphen, β phelandren

zingiberen C15H24, sesquitecpen, xitrala bocneola, geraniola

 2. Tác dụng của Dược liệu Gừng

Tính vị

Dược liệu can khương có vị cay với mùi thơm hắc và tính ấm nóng.

Quy kinh

Được quy vào 4 kinh là Tỳ, Tâm, Vị và Phế.

Theo y học cổ truyền:

Công dụng: Hồi dương, thông mạch, ôn trung tán hàn, táo thấp tiêu đàm.

Chủ trị: Đau bụng lạnh, nôn mửa ỉa chảy, đầy trướng khó tiêu, đàm ẩn, ho suyễn, tứ chi lạnh, tán khương tăng cường chỉ huyết.

Theo y học hiện đại:

Ức chế nhu động ruột khi dùng với liều cao, làm tê liệt thần kinh trung khu vận động.

Tăng hơi thở, mạch nhanh hơn, biên độ giảm xuống và làm tăng huyết áp.

Cách dùng – liều lượng

Dược liệu thường được dùng ở dạng thuốc sắc hay hoàn tán, phối hợp chung với nhiều vị thuốc khác. Liều dùng được khuyến cáo dùng trong 1 ngày là khoảng từ 4 – 8g.

Sản phẩm đã xem