Đăng nhập tài khoản
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Khôi phục mật khẩu
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
CAO KHÔ HẢI SÂM - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
- Tên Gọi Khác: Hải thử, Đỉa biển, Sa tốn, Sâm bể, Dưa chuột biển.
- Tên Khoa Học: Strichobus japonicus Selenka.
- Thuộc Họ: Holothuriidae.
- Thuộc tính:
Hải sâm biển là động vật không có xương sống, giá trị dinh dưỡng cao, thường được ứng dụng để bồi bổ sức khỏe và điều trị một số bệnh lý liên quan. Trong y học, Hải sâm được xem là có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng hấp thụ oxy và chống lại mệt mỏi cơ tim.
Đặc điểm nhận dạng
Hải sâm biển là một loại động vật không có xương sống, hình dạng bên ngoài giống như con đỉa. Hải sâm thường có cấu tạo hình ống, bên ngoài có nhiều khối sần, u cục, không phân biệt được đầu – đuôi, ở giữa thân có một lỗ nhỏ, đây được xem là “miệng” của Hải sâm.
Xung quanh miệng Hải Sâm có rất nhiều xúc tua nhỏ. Đây được xem là những “cánh tay”, có tác dụng thu thập và cho thức ăn vào miệng. Thức ăn chủ yếu của Hải Sâm là xác chết của động vật dưới biển, phù du và các chất hữu cơ ở đáy biển.
Bộ phận sử dụng dược liệu
Hải sâm được dùng làm dược liệu là loại to và dài. Loại Hải sâm thịt màu đen dính, bên ngoài có phủ một lớp nhớt, da có nhiều gai được xem là dược liệu quý và chất lượng cao. Loài Hải sâm biển da không có gai là loại kém chất lượng và ít khi được sử dụng.
Phân bố
Hải sâm thường sống ở vùng nước nông, nơi đáy biển có nhiều cát thường được tìm thấy ở bờ biển Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác.
Tại Việt Nam, Hải Sâm được tìm thấy ở một số vùng biển như Đảo Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Thổ Chu, tỉnh Khánh Hòa, Nghệ An, Quảng Ngãi,…
Thu bắt – Sơ chế
Hải sâm là động vật cấp thấp dưới đáy biển, chịu nóng rất kém. Do đó, Hải sâm nên được thu bắt trước mùa mưa. Bởi vì khi mưa xuống, độ mặn của nước biển bị phân tầng, nước ở phần trên sẽ giảm độ mặn sẽ giảm và làm nóng phần đáy. Nhiệt độ nóng làm giảm chất lượng và khiến Hải Sâm chết đi rất nhanh.
Sau khi thu bắt mang về phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng làm thức ăn hoặc dược phẩm.
Cách bào chế dược liệu Hải sâm biển:
Rửa sạch, phơi khô hoặc sấy giòn. khi cần dùng thì ngâm nước cho mềm, thái lát mỏng, phơi giòn, tán thành bột mịn.
Thu bắt về cạo rửa sạch với nước muối, lộn từ trong ra ngoài, rửa sạch phần ruột, phơi khô, sấy giòn. Khi dùng ngâm với nước cho mềm, cắt mỏng 3 – 5 ly, sao với gạo nếp cho phồng, vàng lên. Sau đó bỏ gạo, lấy dược liệu tán thành bột.
- Thành phần hóa học:
Trong Hải sâm biển có chứa:
Gluxit 1,37%, Lipit 0,27% , Protein 21,45%. Thành phần chủ yếu là Acginin và Xystin.
Chất tro 1,13%. Trong tro chủ yếu là photpho, Kali, sắt và Canxi.
Tính vị
Tính ấm, không chứa độc, vị mặn và ngọt.
Quy kinh
Hải sâm quy vào kinh Thận và Tâm.
Có công dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch.
Làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất Protit và Lipit trong máu.
Tăng hấp thụ oxy trong tim và gan.
Sát khuẩn, Bổ thận, tráng dương
Tư âm, Giáng hỏa, Tinh thủy, Nhuận táo, Ích tinh
Tiêu độc, Cầm máu, Chống lão hóa
Chủ trị:
Suy nhược thần kinh
Bổ thận, ích tinh thủy, mạnh sinh lý
Bổ âm giáng hỏa, Tiêu đàm dãi
Cầm giảm tiểu tiện, Nhuận tràng, chữa táo bón
Trừ khiếp sợ yếu đuối, Viêm phế quản.
Cách dùng – Liều lượng
Dược liệu Hải sâm thường dùng dưới dạng nướng giòn, nghiền thành bột hoặc dùng chế biến thành nhiều món ăn.
Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 6 – 10 g, mỗi ngày 3 lần, dùng uống kèm nước nóng hoặc rượu để chiêu thuốc và tăng hiệu quả.
Đăng kí thông tin thành công
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...