Columbianetin acetate, Isoimperatorin, Xanthotoxin, Columbianetin, Osthol, Bergapten (theo Dược Học Học Báo).
Angelol G, B, D, Ampubesol (theo Thẩm Dương Học Viện Học Báo).
g-Aminobutyric acid (theo Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo).
2. Tác dụng của Dược liệu Độc hoạt
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng an thần, kháng viêm và giảm đau rõ rệt (theo Trung Dược Học).
Chống loét bao tử, chống co thắt đối với hồi tràng thỏ (theo Trung Dược Học).
Thuốc nước từ độc hoạt có tác dụng giảm huyết áp rõ rệt nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Dược liệu còn có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu (chống đông máu) trong thực nghiệm. Dùng độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp (theo Trung Dược Học).
Hưng an bạch chỉ có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao, lỵ, trực khuẩn mủ xanh (theo Trung Dược Học).
Theo y học cổ truyền:
Tác dụng:
Khứ phong, tán hàn, thắng thấp và chỉ thống (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Chỉ thống, trừ phong thấp và giải biểu (theo Trung Dược Học).
Thắng thấp và khứ phong (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
Chuyên chủ trị các loại phong, đau khớp do phong (theo Danh Y Biệt Lục).
Chủ trị thiếu âm đầu thống, phong hàn biểu chứng, phong thấp tý thống, thấp gây ngứa ngoài da (theo Trung Dược Học).
Trị phong hàn biểu chứng, phong thấp và lưng đùi đau thắt (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị kim sàng, uống lâu nhẹ người, khỏe mạnh, trị phong hàn, chứng sán hà ở nữ giới (theo Bản Kinh).
Trị hen suyễn, ngứa và khó chịu ở da, lao tổn, phong thấp lạnh, nghịch khí, phong độc gây đau, đau và giật ở chân tay (theo Dược Tính Bản Thảo).
Trị co rút chân tay, khí quản viêm mạn, răng đau, phong hàn thấp tý, đau lưng và đầu gối, đầu đau (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Trị phong hàn biểu chứng, phong thấp và đau thắt lưng đùi (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tính vị
Vị ngọt, hơi ôn, tính không độc (theo Biệt Lục).
Vị đắng, cay, tính ôn (theo Trung Dược Học).
Vị cay, tính ấm (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Vị đắng, tính bình (theo Bản Kinh).
Vị đắng, tính hơi mát (theo Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Vị đắng, cay, tính ôn (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Qui kinh
Qui vào kinh Can, Thận, Tâm, Bàng Quang (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Qui vào kinh Bàng Quang và Thận (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Qui vào kinh thủ Thiếu âm tâm và túc Thiếu âm Thận (theo Trân Châu Nang).
Qui vào kinh Thận, Can (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Qui vào kinh Thận, Can, Bàng Quang (theo Trung Dược Học).