Đăng nhập tài khoản
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Khôi phục mật khẩu
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
CAO DÂY THẦN THÔNG- CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
- Tên Gọi Khác: Rễ gió, dây thần nông, cây sốt rét, dây cóc, cóc ký ninh – nghĩa là loại dây có da sần sùi như da con cóc….
- Tên Khoa Học: Tinospora crispa (L.) Miers.,
- Thuộc Họ: Tiết dê (Menispermaceae).
- Bộ phận sử dụng: Bộ phận được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh của cây thần thông là phần thân (dây già) và rễ.
- Thuộc tính: Cây thần thông là cây dây deo sống bám vào những cây khác, thường mọc hoang ở khắp mọi miền nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía bắc như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình,… Ngoài ra, nó còn phân bố ở một số nước như Camphuchia, Lào, Philipin.
- Thành phần hóa học: columbin, chasmanthin, palmarin, tinosporin, acid tinosporic...
Chống đái tháo đường:
Cao chiết dây thần thông được cho chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin uống trong 30 ngày, đã thể hiện tác dụng hạ glucose huyết, dự phòng chứng đa niệu, và dự phòng sự tăng nồng độ albumin trong nước tiểu ở chuột điều trị so với ở chuột đối chứng đái tháo duròng (Grover J.K. et al., 2001).
Điều hoà miễn dịch:
Cao thần thông tăng khả năng thực bào và diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính tăng lên, vì vậy dây thần thông có vẻ tác động do làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chủ [de Padua L.S. et al. 1999: 479 – 483).
Chống ung thư:
Kết quả đạt được với 26 bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng hóa trị liệu đồng thời với một cao nước chuẩn hóa dây thần thông qua 6 chu kỳ cho thấy các tác dụng không mong muốn xảy ra ít hơn ở nhóm điều trị với cao dây thần thông.
Bảo vệ gan, chống loét dạ dày:
Tác dụng của dây thần thông được thử nghiệm trên độ thấm thủy lực của nước khi có mặt muối mật trong mô hình vận chuyển ở tế bào. Đã nhận xét thấy trị số của độ thấm thủy lực giảm xuống khi có mặt dây thần thông và muối mật.
Chống oxy hoá:
Cao chiết từ dây thần thông làm giảm độc tính gây bởi gốc tự do và ức chế sự peroxy hoá lipid và sự sinh các gốc superoxyd và hydroxyl in vitro. Làm giảm các tác dụng không mong muốn của cyclophosphamid ở chuột nhắt trắng, thể hiện ở số đếm toàn bộ bạch cầu, tế bào tuỷ xương và tế bào dương tính với esterase.
Chống viêm, giảm đau, hạ sốt, chống dị ứng:
Bột dịch ép thân dây thần thông với liều 50 – 200 mg/kg gây ức chế một cách phụ thuộc vào liều phụ bàn chân huột cống trắng gây bởi carragenin và histamin. Tác dụng có thể so sánh được với thuốc ức chế cyclooxygenase chuẩn Ibuprofen 100 mg/kg và tỷ lệ % bảo vệ là 63,41% và 65,78%, tương ứng (Reddy G.D. et al., 2003).
Dây thần thông có tác dụng chống dị ứng thể hiện ở hoạt tính làm giảm co thắt phế quản ở chuột lang, giảm độ thấm mao mạch ở chuột nhắt trắng và giảm số lượng dưỡng bào bị vỡ ở chuột cống trắng (Williamson E.M. et al., 2002: 302 . 304].
Dây thần thông có vị rất đắng, tính hàn, có tác dụng hạ sốt, tiêu tích trệ, tiêu huyết ứ, tán ung độc, lợi tiểu, thông kinh, lợi tiêu hóa.
Dây thần thông được dùng chữa sốt, sốt rét, viêm họng, đầy hơi, táo bón, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Còn trị thấp khớp, đái tháo đường, làm thuốc bổ đắng giúp cho tiêu hóa dễ.
Liều dùng chữa sốt rét: ngày uống 1-2g cao dưới dạng viên. Thân cây, ngày uống 2-3g dưới dạng thuốc bột, 4-8g dưới dạng rượu thuốc.
Dây thần thông dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết loét.
Đăng kí thông tin thành công
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...