Cao Cỏ Mần Trầu

Cao Cỏ Mần Trầu

Mô tả

CAO CÓ MÀN TRẦU - CAO DƯỢC LIỆU TVN


1. Mô tả dược liệu: 
- Tên Gọi Khác: Ngưu cân thảo, tết suất thảo, cô vườn trầu, thanh tâm thảo, màng trầu, ngưu cân thảo, cô chỉ tía, Hang ma (Tây), hìa xú xan (Thái), Cao day (Ba Na)... 
- Tên Khoa Học: Eleusine indica (L.) Gaertn. 
- Thuộc Họ: họ Lúa (Poaceae). 
- Thuộc tính:
Cây cỏ mần trầu (Eleusine indica (L.) Gaertn) mọc sum suê thành cụm, thân cây mọc bỏ dài sau đó thẳng đứng và phân nhánh. Chiều cao cây cỏ mần trầu từ 30 – 50cm; 
Lá cây hình dài nhọn mọc so le, phiến lá mềm nhẫn và bẹ là mông có lông, là cây xếp thành hai dây cách nhau; 
Hoa cây mọc thành cụm gồm 5 đến 7 bông ở ngon, khoảng 2 bông khác mọc thấp hơn trên cánh hoa, 
Quả cây dài 3 – 4mm, hình thuôn dài gần như 3 cạnh. Múa ra hoa quả của cây cỏ mần trầu vào khoảng tháng 5-7. 
Cần lưu ý cây cỏ mần trầu thường dễ bị nhầm lẫn với cây cỏ chân vịt – có tên khoa học là Dactyloctenium aegyptium (L.) Richt, cùng thuộc họ Lúa (Poaceae). Tuy nhiên cây cỏ chân vịt mọc thấp hơn và không có bông tách rời. 
Cỏ mần trầu là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu bóng. Tại Việt Nam, cây mọc ở khắp nơi, thường mọc thành đám tại các vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao. 
Cô mần trầu con mọc từ hạt và xuất hiện vào cuối mùa xuân. Sau mùa ra hoa quả, cây bị tàn lụi ngay trong mùa hè. Tại những vùng địa hình núi cao với thời tiết mưa ẩm khác nhau, cây cô mần trầu mọc từ hạt gần như quanh năm.
- Thành phần hóa học: 
Theo các nghiên cứu khoa học, cây cỏ mần trầu chứa các thành phần hóa học mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Cụ thể, cành và lá tươi của cây chứa flavonoid, phần trên mặt đất của cỏ mần trầu chứa 3-0-B-D-glucopy ranosyl - ẞ-sitosterol, dẫn chất 6-0-palmitoyl. Tác dụng của cây cỏ mần trầu đã được nghiên cứu cả theo Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. 

2. Tác dụng của Dược liệu cỏ Mần Trầu 
Theo Đông y, mần trầu vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt giải độc, mát gan, lợi tiểu, làm ra mồ hôi. 
Mần trầu là cây thuốc dân gian chữa tăng huyết áp, lao phổi, họ khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít, phụ nữ có thai có hỏa nhiệt gây táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu nón mửa và tức ngực. Ngoài ra, còn trị mụn nhọt và các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi 
- Công dụng của cỏ mần trầu 
  • Giúp hạ huyết áp 
Chiết xuất etanolic và chloroform từ cỏ mần trầu có đặc tính chống tăng huyết áp đã được chứng minh qua nghiên cứu về hoạt động chống tăng huyết áp của cỏ mần trầu. Các kết quả cho thấy rằng chiết xuất etanolic có tác dụng chống tăng huyết áp đáng kể hơn chiết xuất methanolic. 
  • Tác dụng kháng khuẩn 
Mần trầu có tác dụng kháng khuẩn mức độ từ thấp tới vừa đối với các loại vi khuẩn sau dây: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella choleraesuis nhờ tác dụng của methanolic và chloroform chiết xuất từ cỏ mần trầu được chứng minh ở nghiên cứu các đặc tỉnh kháng khuẩn, chống oxy hoá, gây độc tế bào của cỏ mần trầu. 
  • Tác dụng hỗ trợ bảo vệ chức năng thận 
Trong một nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất cỏ mần trầu thực hiện trên chuột được tiêm L – NAME, nhóm được điều trị bằng dịch chiết cỏ mần trầu (200mg/kg) đạt hiệu quả tương đương trong việc kiểm soát các chỉ số Creatinine, Urea, ion Na+ và K+ so với nhóm điều trị bằng Losartan (12.5mg/kg). Kết quả này cho thấy tác dụng cao của dịch chiết mần trầu trong việc bảo vệ chức năng thận.
Tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, bảo vệ gan 
Các nghiên cứu thực hiện trên nhóm chuột được gây béo phì, nhóm điều trị với cao chiết cây mần trầu với dung môi Hexan có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, LDL và tăng HDL so với nhóm đối chứng. Cũng trong nghiên cứu này thấy các chỉ số AST, ALT (chỉ số men gan) cũng được cải thiện. 
  • Tác dụng chống viêm, hạ sốt 
Hoạt chất C-glycosylflavones chiết suất từ mần trầu có tác dụng kháng viêm hiệu quả ở nhóm chuột mắc cúm hoặc viêm phổi. Trong một nghiên cứu khác về tác dụng kháng viêm, chiết xuất etanolic và etyl axetat của cỏ mần trầu đã được chứng minh là làm giảm phù chân chuột do xylem gây ra theo liều lượng. 

- Mần trầu trong toa thuốc căn bản: cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g. Trong đơn, mần trầu có tác dụng giải độc, an thai, thanh nhiệt. 
  • Ngăn ngừa rụng tóc 
Beta-sitosterol có trong cỏ mần trầu có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và cholesterol toàn phần trong cơ thể. Ngoài ra, thành phần này còn có khả năng ức chế hoocmon DHT- một loại hoocmon khiến cho tóc mỏng hơn, dễ gây rụng và tóc chậm mọc. Hoocmon DHT còn ngăn chặn các nang tóc phát triển khiến cho quá trình mọc tóc bị chậm lại. Do đó, thành phần beta-sitosterol trong cỏ mần trầu đóng vai trò rất quan trọng bởi chúng có khả năng ngăn chặn hoocmon DHT gây ra tình trạng rụng tóc. 
Palmitoyl: chất này có tác dụng khử các gốc tự do từ đó giúp hạn chế tình trạng bị gãy rụng tóc Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng bảo vệ và ngăn chặn những tác nhân xấu từ bên trong và bên ngoài cơ thể gây ảnh hưởng tới tóc. 

Lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu 
Cô mần trầu là loại cây mọc hoang dại, chứa nhiều bụi bẩn bám vào nên cần làm sạch trước khi sử dụng, 
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cô mần trầu trong điều trị bệnh, đặc biệt là ở người mắc bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền; 
Thận trọng khi dùng dược liệu ở người bệnh có cơ địa nhạy cảm, trẻ nhỏ, 
Không dùng dược liệu trong thời gian dài hay lạm dụng dược liệu. 

3. Cần tìm mua Cao Cỏ Mần Trầu ở đâu?
Nếu Quý khách đang có nhu cầu mua Cao Cô Mần Trầu cho mục đích sức khỏe hay mục đích sản xuất Thực phẩm chức năng (TPCN), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) thì việc tìm mua nguyên liệu Cao Cỏ Mẫn Trầu chất lượng là một vấn đề tiên quyết.

Sản phẩm đã xem

 Cao Cỏ Mần Trầu
 Cao Cỏ Mần Trầu
 Cao Cỏ Mần Trầu