Cao Chuối Hột

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Chuối Hột

Mô tả

CAO CHUỐI HỘT - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

Tên Gọi Khác:  Chuối chát.

Tên Khoa Học: Musa balbisiana Colla.

Thuộc Họ: Chuối (danh pháp khoa học: Musaceae).

Thuộc tính:

Chuối hột có thân thẳng, nhẵn, cao từ 3 – 4m. Lá có phiến dài, mặt dưới màu tía, mặt trên màu lục. Hoa mọc thẳng đứng ở ngọn, có màu đỏ thẫm. Quả chuối hột có khoảng 4 cạnh, bên trong chứa hạt to 4 – 5mm.

Bộ phận dùng

Quả, thân, hạt và củ của cây đều được dùng làm thuốc.

Phân bố

Cây mọc nhiều ở Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương.

Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc sao vàng để dùng dần.

Thành phần hóa học:

Cây chuối hột chứa thành phần hóa học khá đa dạng, bao gồm cyaniding, delphinidin, anthocyanin, enzyme polyphenol oxidase, saponin, tannin, tinh dầu, phytosterol,…

Vị thuốc chuối hột

Tính vị

Vị ngọt, chát, tính bình.

Quy kinh

Quy vào kinh Phế, Can và Tỳ.

2. Tác dụng của Dược liệu chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa hắc lào, ho ra máu, băng huyết, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao và sỏi đường tiết niệu.

– Tác dụng của chuối hột theo Đông y:

Công năng: Lương huyết, thoái nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, tiêu cơm và giải phiền khát.

Chủ trị: Sỏi đường tiết niệu, bỏng da, bệnh đường ruột, đái tháo đường, tâm nhiệt, cảm nắng, sốt cao, hắc lào,…

– Tác dụng của chuối hột theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Nore-pinephrin, dopamine, catecholamine và serotonin trong chuối có tác dụng trị loét đường tiết hóa, đau tạng phủ và táo bón.

Cách dùng – liều lượng

Chuối hột thường được dùng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng ngoài. Dược liệu không có độc tính nên có thể dùng với liều lượng lớn.

Sản phẩm đã xem