CAO CẲNG - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
1. Mô tả dược liệu:
- Tên Gọi Khác: Cỏ lưỡi gà, Xiên cân lực (Tày).
- Tên Khoa Học: Ophiopogon reptans Hook.f.
- Thuộc Họ: Convallariaceae ( Hoàng Tinh).
- Thuộc tính:
Cây thân thảo, sống lâu năm. Thân rễ ngắn, rễ chùm mảnh, hình sợi.
Lá tập trung ở gốc, phiến lá hình ngọn giáo ngược dài 15-21cm rộng 3-4cm, dày, gốc không cân, nhiều gân phụ, có gân ngang, cuống lá dài 15-20cm.
Cụm hoa chùm, trục hoa dài 20-25cm, hoa xếp 2-7 cái trong mỗi lá bắc, lá bắc hình ngọn giáo, cao 8mm, cuống hoa dài 1cm. Nhị 6, bầu 3 ô, vòi nhụy hình trụ, đầu nhụy 3 thùy ngắn.
Quả chụm 3, tròn, to 5m.
Mùa ra hoa: Tháng 6-9. Mùa quả: Tháng 8-12.
Phân bố
Mọc ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, dưới tán rừng lá rộng thường xanh, rừng trên núi đá.
Ở Việt Nam, Cao cẳng Bắc Bộ phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình.
Bộ phận dùng
Rễ củ – Tuberculum ophiopogonis.
- Thành phần hóa học:
Trong y học hiện đại, kết quả phân tích định tính cho thấy thành phần hoá học của rễ cây cao cẳng có saponin steroid, flavonoid, phytosterol, đường khử, coumarin, acid hữu cơ, carotenoid, alcaloid.
Tinh dầu rễ cao cẳng có chứa 64 hợp chất. Đặc trưng chủ yếu của nhóm hợp chất có trong tinh dầu cao cẳng là monoterpen, trong đó thành phần chiếm tỉ lệ hàm lượng cao nhất là carotol (11,17%), veridiflorol (4,66%), tricylen (4,5%), azulen (4,31%), iongiborn 8-en (3,9%).
2. Tác Dụng của Dược liệu Cao Cẳng
Ở Vân Nam (Trung Quốc) thân rễ dùng trị viêm niệu đạo, lao phổi, ho, khạc ra máu và viêm nhánh khí quản
- Theo Y học cổ truyền
Thân rễ được dùng thay mạch môn để chữa ho mãn tính, tê thấp, liệt nửa người, mệt mỏi và còi xương.
- Theo Y học hiện đại
Chống viêm cấp và mạn tính trên thực nghiệm rõ rệt.
Giảm đau trên thực nghiệm theo cơ chế thần kinh trung ương và ngoại vi.
Chống viêm cấp trên thực nghiệm ở cả hai mô hình gây phù bàn chân chuột và tràn dịch màng bụng.
Bài Thuốc Có Cao cẳng
Thân rễ được dùng thay mạch môn để chữa ho mãn tính, tê thấp, liệt nửa người, mệt mỏi và còi xương. Liều lượng và cách dùng phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. Người bệnh nên sử dụng cao cẳng theo bài thuốc của bác sĩ Đông y.