Đăng nhập tài khoản
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Khôi phục mật khẩu
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
CAO BÚP ỔI - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT
- Tên Gọi Khác: Phan thạch lựu, Là ủi, Mù úi piếu, Mác ổi…
- Tên Khoa Học: Psidium guajava L.
- Thuộc Họ: Sim (Myrtaceae).
- Thuộc tính:
Ổi là một loại cây nhỡ có chiều cao khoảng từ 3 đến 5m, cành nhỏ thường vuông cạnh. Lá có hình bầu dục, mọc đối nhau với phần cuống ngắn. Mặt trên nhẵn hoặc hơi có lông còn mặt dưới có lông mịn. Phiến lá nguyên, khi soi lên sẽ thấy có túi tinh dầu trong.
Hoa ổi mọc đơn ở các kẽ lá, có màu trắng. Quả mọng ở đầu quả có sẹo của đài, hình dáng quả thay đổi tùy theo loài. Mỗi quả có chứa rất nhiều hạt, màu hơi hung, hình thân, không đều.
- Bộ phận dùng
Búp non, lá, vỏ thân, rễ hay quả đều là những bộ phận của cây ổi có thể dùng làm thuốc.
- Phân bố
Cây ổi được cho là có nguồn gốc ở Brazil, sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu ẩm. Riêng ở nước ta, loại cây này được trồng rất nhiều ở khắp các tỉnh thành, ngoài dùng làm thực phẩm còn được ứng dụng vào các bài thuốc dân gian.
- Thu hái và sơ chế
Đối với lá, búp non, vỏ thân hay rễ có thể thu hái quanh năm còn quả thì chỉ thu hái khi đã chín. Sau khi thu hái thì rửa sạch và dùng trực tiếp hay phơi khô để dùng dần đều được.
- Thành phần hóa học:
Phân tích cho thấy ổi có chứa một số thành phần sau đây:
Quả: rất giàu vitamin C và pectin.
Búp non và lá: chứa tanin pyrogalic, axit psiditanic, tritecpenic và tinh dầu.
- Vị thuốc cây ổi
Theo đông y, lá và búp ổi có vị chua, chát, tính bình, không độc, có tác dụng cầm tiêu chảy, trị tiết tả, bệnh lỵ mạn tính, chấn thương xuất huyết (chảy máu), eczema, ngứa, rôm sảy do nắng nóng. Dùng tươi hoặc sấy khô, sắc nước uống. Dùng ngoài giã đắp vào nơi tổn thương.
- Tính vị
Lá ổi có vị đắng sáp còn quả thì có vị ngọt hơi chua sáp và tính ấm.
- Quy kinh
Chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận.
- Tác dụng dược lý
+ Theo y học cổ truyền:
Công dụng: Thu sáp chỉ huyết, tiêu thũng giải độc, kiện vị cố tràng, thu liễm.
Chủ trị: Viêm ruột cấp, kiết lỵ, ỉa chảy, ăn uống không tiêu, làm lành vết loét…
+ Theo y học hiện đại:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi có một số tác dụng sau:
- Cách dùng – liều lượng
Các bộ phận của cây ổi có thể được dùng ở dạng tươi hay phơi khô. Thường là sắc lấy nước uống hoặc có thể dùng đắp ngoài da trong một số trường hợp cụ thể. Liều dùng cho sắc uống được khuyến cáo khoảng 10 – 15g mỗi ngày còn đắp ngoài thì không kể liều lượng.
Đăng kí thông tin thành công
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...