Cao Bồ Quân

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Bồ Quân

Mô tả

CAO BỒ QUÂN - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

- Tên Gọi Khác: Hồng quân, bồ quân, bù quân, mùng quân rừng.

- Tên Khoa Học: Srigmarota jangomas Lour.

- Thuộc Họ: Mùng quân (Flacourtiaceae). 

- Thuộc tính:

Cây bồ quân từ lâu được sử dụng như bài thuốc hữu hiệu, giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, hơi thở nồng, thường xuyên đau vùng bọng đái hay bàng quang. Vị thuốc này được xem là khắc tinh của bệnh u xơ tuyến tiền liệt và các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, giúp băng se niêm mạc, giảm tiết acid dịch vị rất tốt.

Cây nhỏ hoặc cây bụi, luôn xanh, cao 5 – 15m, có gai đơn hoặc kép khi còn non; vỏ màu nâu sáng đến đỏ nhạt. Cành non có nhiều bì khổng gần hình mắt chim, có lông tơ hoặc nhẵn.

Lá mọc so le, hình trứng thuôn, hiếm khi mũi mác, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống dài 6 – 8 mm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành ngủ ngắn; hoa nhỏ 4 – 6, gồm hoa đực và hoa cái, xuất hiện trước hoặc cùng lúc với lá, có mùi thơm như mật ong. Ở hoa đực, chi nhỏ nhắn, ở hoa cải, bầu có đầu nhụy cong, đài 4 răng tù, màu lục nhạt, cánh hoa 0, nhi 40, bầu hình cầu, 3 – 5 ô, mỗi ô đựng 2 noãn.

Quả thịt hình cầu, đường kính 1,5 – 2,5 cm, có đài tồn tại, khi chín màu đỏ đến tía sẫm, sau đen, thịt màu vàng. Hạt 4 – 5 có khi 10, dẹt.

Mùa hoa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Chi Flacourtia L’ Hér ở Việt Nam có 4 loài, loài mùng quân trên vừa thấy mọc tự nhiên đồng thời cũng được trồng ở vùng núi thấp và trung du, như Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa và một số tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở vào. Cây mọc tự nhiên thường thấy ở ven rừng, rừng thử sinh, trong các lùm bụi ở bờ suối tại cửa rừng và bờ ao. Tại các tỉnh trung du ở miền Bắc, người dân cũng thường thấy mùng quân ở bờ ao. Tuy nhiên, mùng quân trồng có quả to, ăn ngọt hơn ở những cây mọc tự nhiên.

Mùng quân là loại cây gỗ nhỏ trung sinh. Cây mọc tự nhiên có khả năng chịu hạn tốt, do có bộ rễ dài tới hơn 1m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Trong nhân dân, người ta có thể lấy cây con từ chối rễ để trồng.

Bộ phận sử dụng của Bồ quân

Quả, lá, vỏ, rễ.

- Thành phần hóa học:

Quả chứa 9,9% tanin.

Hạt chứa dầu béo [Sastri et al. IV, The wealth of India, 1956, 43].

2. Tác dụng của Dược liệu Bồ Quân

- Theo y học cổ truyền

Quả Mùng quân có vị ngọt, tính ấm, không độc; có công năng tiêu thực, phá tích trệ, giáng khí, lợi đờm. 

Theo đông y, rễ cây Bồ quân có tác dụng lợi tiểu, chữa tiểu dắt, tiểu khó, tiểu buốt; quả non vị chua, làm săn se; lá non và chồi có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa và làm săn da.

- Theo y học hiện đại

Bồ quân có các công dụng sau:

Vỏ cây có tác dụng chữa thiểu năng mật, bệnh gan.

Vỏ cây và rễ khô, nghiền thành bột, tấm nước, đắp lên da trị mụn nhọt, ban da, lở loét da.

Quả Bồ quân dùng giải khát, kích thích tiêu hóa, chống và cháy, chống thiếu mật và đau gan, chống buồn nôn.

Dịch sắc lá phơi khô chữa ho, hen, viêm phế quản, lao.

Dịch sắc lá tươi và thân non dùng trị sốt, sốt rét định kỳ cho trẻ em. Lá non và chồi tươi được dùng chữa ỉa chảy, lỵ, làm ra mồ hôi, chữa đau răng, viêm lợi xuất huyết, viêm miệng.

Rễ và lá Bồ quân dùng chữa đau dạ dày.

Rễ đắp lên vết thương, viêm da, giúp hồi phục nhanh chóng, chữa viêm amidan.

Cao khô toàn cây mùng quân với liều 50mg/kg tiêm tĩnh mạch có tác dụng làm hạ huyết áp.

 

Liều dùng & cách dùng

Quả non giã vắt lấy nước cốt chữa đau bụng, ỉa chảy. Quả chín ăn ngon và được dùng làm mứt. Lá chữa ho, hen, ngày 5 – 10g lá khô sắc uống.

Sản phẩm đã xem