CAO BỒ BỎ - CAO DƯỢC LIỆU TVN
1. Mô tả dược liệu:
- Tên Gọi Khác: Chẻ đồng, chè nội, chẻ cát, nhân trần,
- Tên Khoa Học: Adenosma indiana (Lour.) Merr. - Manulea indiana Lour.
- Thuộc Họ: Hoa mõm chó Scrophulariaceae.
- Thuộc tỉnh: Bồ bồ là cây thảo, sống 1 năm, cao 20 – 60cm, có nhiều lông. Thân hình trụ, cứng mọc đứng, đơn hoặc phân nhánh. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 2-6cm, mép có răng cưa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông, thường có hình cầu, bao bọc các lá bắc dạng lá ở dưới, có lông như len màu trắng. Đài có 5 răng nhọn, gần đều. Tràng màu xanh lơ nhẵn, có ổng dài hơn đài, môi trên nguyên, môi dưới dài bằng môi trên, chia 3 thủy gần bằng nhau, thùy giữa lõm ở đầu. Nhị đỉnh ở 1/3 phía trên của ống tràng. Bầu nhẫn, quả nang nhẫn, hình trứng, dài 3-4mm, có mũi nhọn ngắn, hạt nhỏ, nhiều. Mùa hoa quả thường là tháng 4-7.
- 8 loài, trong đó có 3 loài được dùng làm thuốc. Bồ bồ là cây ưa sáng, hơi chịu hạn. Cây thường mọc thành đám trên các vùng đồi thấp và bờ mương rẫy ở các vùng trung du phía Bắc. Có nhiều ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa... Cây con mọc từ hạt vào cuối tháng 3 - 4. Cây mọc nhanh sau 2 tháng đã ra hoa, quả. Đến đầu mùa thu, sau khi quả giả, cây tàn lụi. Hạt phát tán ra xung quanh, đến cuối mùa xuân năm sau lại này mầm. Bộ phận thường dùng của cây là: thân, lá cành và hoa bồ bồ đã phơi khô đem điều chế thành dược liệu cao bồ bỏ.
- Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học: Tinh dầu 0,7%, saponin triterpen, glucosid, kalinitrat 1,67%, acid clorogenic acid neoclorogenic, acid cafeic, tinh dầu bồ bồ phần trên mặt đất 0,8%, là 2,15%, hoa 0,82%. Tinh dầu bồ bồ chứa L fenchon 33,5%, L- Limonen 22,6%, humulen 11,6%, cineol 5,9%, oxyd piperriton, sesquiterpen, flavonids.
2. Công dụng của Dược liệu Bồ Bồ trong Đông y
- Điều trị viêm
- Điều trị rối loạn nướu
- Trị sốt rét và loét
- Trị bệnh thấp khớp
- Thuốc nhuận tràng
- Chữa bệnh vàng da sau sinh
- Tăng khả năng thụ thai
- Tăng chức năng sinh lý nam
- Cải thiện các triệu chứng phế quản
3. Tác dụng của Dược liệu bồ bổ trong Tây y
- Tác dụng lợi mật
- Tác dụng diệt giun
- Tác dụng chống viêm
- Tác dụng kháng khuẩn
- Tác dụng với dạ dày