Cao Bình Vôi

Công ty Cổ phân Thiên Việt Nhật

Cao Bình Vôi

Mô tả

CAO BÌNH VÔI - CAO DƯỢC LIỆU THIÊN VIỆT NHẬT 

1. Mô tả dược liệu:

- Tên Gọi Khác: Củ một, củ mối trôn, ngải lượng, tử nhiên, cà tom.

- Tên Khoa Học: Stephania rotunda Lour.

- Thuộc Họ: Tiết dê Menispermaceae.

- Thuộc tính: Bình vôi hay củ bình vôi là phần thân phình ra thành củ của thảo dược cây bình vôi. Cây bình vôi cho ta các vị thuốc: Thân củ thái mỏng hay phơi khô làm cao bình vôi và chiết xuất rotundin từ cây bình vôi.

Củ bình vôi là một cây thuốc truyền thống quan trọng được trồng ở Đông Nam Á. Thân, lá và củ đã được sử dụng trong các hệ thống y học dân gian Campuchia, Lào, Ấn Độ và Việt Nam trong nhiều năm để điều trị một loạt các bệnh, bao gồm hen suyễn, đau đầu, sốt và tiêu chảy.

Cây củ bình vôi là một loại cây mọc leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 20kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá, hình dáng thay đổi tùy theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ nhỏ hơn. Có người gọi là “củ gà ấp”. Hiện nay có người cho cây củ gà ấp là cây củ bình vôi mọc ở núi đất. Có người lại cho là củ gà ấp và cây bình vôi là hai cây thuộc hai loài khác hẳn nhau. Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh nhỏ, mềm. lá hình khiên, mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hoặc tròn, đường kinh 8 – 9cm, cuống lá dài 5 -8cm. Hoa nhỏ mọc thành tán. Hoa đực cái khác gốc. Hoa cái có cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả chín hình cầu màu đỏ tươi, trong chứa một hạt hình móng ngựa.

Cây bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Nam Định, Tuyên Quang, Hà Nam,… Củ bình vôi có thể thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống, không phải chế gì khác.

- Thành phần hóa học: Rễ củ Bình vôi chứa nhiều alcaloid, trong đó, chủ yếu là L-tetrahydropalmatin (còn gọi là rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin, cepharanthin. Ngoài ra, còn có tinh bột, đường khử.

 

Chiết xuất rotundin từ củ bình vôi như thế nào?

Từ củ bình vôi ta có thể chế biến ra chất rotundin thô hay tinh khiết như sau: thái hay xát củ bình vôi, ép lấy nước, bã còn lại thêm nước vào rồi lại ép lấy nước, ép khoảng 2 -3 lần nước để cho bã ra hết chất đắng (ra hết alcaloids). Nước ép củ bình vôi để lắng, thêm nước voi trong hoặc dung dịch cacbonat kiềm sẽ cho tủa rotundin thô. Lọc hay gạn lấy phơi hoặc sấy khô. Như vậy ta sẽ được rotundin thô vừa gọn, vừa dễ bảo quản và dễ vận chuyển, không như củ bình vôi vừa cồng kềnh, bảo quản khó, chuyên chở không kịp dễ bị thối hỏng, tỷ lệ ancaloit hạ xuống. Từ rotundin thô, ta có thể chiết rotundin tinh khiết bằng cách dùng cồn hay dung dịch axit sunfuric 5% - 10% nóng, lọc rồi kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần, theo nguyên tắc chung của chiết xuất ancaloit, ta sẽ được rotundin tinh khiết.

 

Thành phần hóa học của cao bình vôi

Trong cao dược liệu chiết xuất từ củ bình vôi người ta tìm ra được các chất tinh bột, đường khử oxy, axit malic, men oxydaza và một ancaloit với tỷ lệ 1,2% - 1,5% được đặt tên là rotundin. Các nhà khoa học Ấn Độ cũng tìm thấy hyndarin là một ancaloit có tên là tetrahydropanmatin. Trong rễ cây bình vôi còn có các ancaloit khác như stephanin C34H3605N2, prostephanin C38H5708N4, epistephanin C19H2103N, pseudoepistephanin C9H12O3N2 và homostephanin C32H44O7N2. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy các ancaloit khác gồm ancaloit A, ancaloit C và D với tỷ lệ lần lượt là 0.08% mỗi thứ.

Đọc thêm về tác dụng của dược liệu Bình Vôi

Sản phẩm đã xem