Bài thuốc dân gian

Cây Thục Địa có tác dụng gì trong nghiên cứu dược lý hiện đại và y học cổ truyền ?

Cây Thục Địa có tác dụng gì trong nghiên cứu dược lý hiện đại và y học cổ truyền ?

1. Mô tả dược liệu: 

- Tên Gọi Khác: Thục địa hoàng, Địa hoàng than, Sinh địa,…. 

- Tên Khoa Học: Rehmannia glutinosa Libosch. 

- Thuộc Họ: Hoa mõm chó (danh pháp khoa học: Scrophulariaceae). 

- Thuộc tính: Sinh địa là một cây thuốc thảo dược, cao độ 10 – 30cm. Toàn cây có lông mềm và lông bài tiết màu tro trắng. Thân rễ mẫm thành củ, lúc đầu mọc thẳng sau mọc ngang, đường kính từ 0,4 – 2 -3cm. Lá mọc vòng ở gốc, ít khi thấy ở thân, phiến lá hình trứng ngược, dài 3 -15cm, rộng 1,5 – 6cm, đầu lá hơi tròn, phía cuống hẹp lại, mép lá có răng cưa mấp mô không đều, phiến lá có nhiều gân nổi ở mặt dưới chia lá thành nhiều múi nhỏ. Mùa hạ nở hoa màu tím đỏ mọc thành chùm ở đầu cành. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong, dài 3 -4cm, mặt ngoài tím sẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm tím, 4 nhị với 2 nhị lớn.

Thục địa - vị thuốc bổ thận âm

Ở Việt Nam chưa thấy có quả, tại Trung Quốc mùa hoa là tháng 4 -5, mùa quả tháng 5 -6. Sinh địa trước đây sinh địa hoàn toàn phải nhập từ Trung Quốc và Triều Tiên. Từ năm 1958 chúng ta đã di thực thành công cây sinh địa về Việt Nam. Hiện nó đang được trồng nhiều và trồng phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. 

- Thành phần hóa học: 

+ Ajugol, Catapol, Leonuride, Aucubin, Melittoside (theo Sinh Dược Học Tạp Chí ). 

+ Isoacteoside. 

+ Manitol, Campesterol, Catalpol, Glucose, b-Sitosterol, Stigmasterol,… (theo Chinese Herbal Medicine). 

+ Glutinoside và Monometittoside. 

+ Actioside và Rehmaglutin A, B, C, D. Cao thục địa là (thục là nấu, chín) dược liệu được đem chế biến theo một phương pháp riêng có thể là nấu cao, phơi khô hoặc sấy khô, làm bột dược liệu từ cây sinh địa

-Thành phần dược tính của cao thục địa:

Thành phần chính của cao thục địa là các axit amin, flavonoid, axit phenolic (như axit, axit caffeic, axit vanillic, axit cinnamic), saponin, phytosterol, glycoside tim, asparagine, axit béo thiết yếu, axit béo , cumaric), alkaloids, sucrose, muối khoáng, mannitol, nhựa cây, iridoids, ngần ngại. Cao thục địa sở hữu các đặc tính khử độc, anodyne và lợi tiểu giúp thúc đẩy quá trình giải độc và làm sạch, làm dịu cơn đau và kích hoạt lưu thông máu. Dược liệu này cũng được sử dụng trong các loại thuốc vi lượng đồng căn dưới dạng thuốc mỡ, trà, thuốc đắp, thuốc sắc và thuốc để điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau. 

2.Sử dụng truyền thống của cao thục địa :

Cao dược liệu thục địa được biết đến là vị thuốc quý cho nhiều vấn đề sức khỏe. Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính hàn vào 4 kinh tâm, can, thận và tiểu đường. Sinh địa có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, có tác dụng chữa tư âm, dưỡng huyết, dùng chữa thương hàn ôn bệnh, yết hầu sưng đau, huyết nhiện tân dịch khô kiệt, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai. Thục địa có vị ngọt, tính hơi ôn, vào 3 kinh tâm và can, thận. Có tác dụng nuôi dưỡng thận, dưỡng âm bổ thận, làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khá âm hư ho, hen suyễn. 

3.Trong y học cổ truyền Trung Quốc thuộc địa có nhiều lợi ích sức khỏe và được dùng trong các bài thuốc bao gồm: 

- Do tác dụng ức chế đường huyết, lợi tiểu và mạch tim, thục địa được dùng trong bệnh đái đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, khuynh hướng chảy máu. Liều dùng: mỗi ngày uống 9 -15g thục địa dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng dược liệu cao. Thường dùng với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả bài thuốc. 

- Theo kinh nghiệm cổ, sinh địa và thục địa đều là thần dược để chữa bệnh về huyết, nhưng sinh địa thì mát huyết người nào nóng nên dùng, thục địa ôn và bổ thận người nào huyết suy thì nên dùng. Thục địa bổ tinh tủy, nuôi can thận, sáng tai mắt, đen râu tóc là thuốc tư dưỡng, cường tráng người lao thần khỏ trí lo nghĩ hại huyết, úng dục hao tinh nên dùng thục địa.

- Lá sinh địa tươi là một phương thuốc chữa rối loạn bạch huyết, bệnh thấp khớp, bệnh vẩy nến và bệnh chàm. 

- Cao thục địa để chữa loét, vết thương và sưng. 

- Thuốc sắc rễ rất hữu ích cho các tuyến bị sưng, viêm amidan và các vấn đề về cổ họng. Nó cũng giúp loại bỏ giun ra khỏi cơ thể. Nó cũng chữa lành áp xe và sưng tuyến bạch huyết. 

- Sử dụng trà thục địa như một nguyên liệu dược phẩm để kích thích hệ bạch huyết, máu và hệ tuần hoàn, điều trị bệnh vẩy nến & bệnh chàm, chữa lành vết bỏng, điều trị loét và trĩ. 

4. Tác dụng của dược liệu Thục Địa 

- Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: 

Tác dụng đối với đường huyết: Cây địa hoàng có tác dụng hạ đường huyết. Có báo cáo cho rằng thực nghiệm trên chuột cống thấy địa hoàng làm tăng đường huyết, tuy nhiên thảo dược này không ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu ở thỏ (theo Trung Dược Học). 

- Tác dụng đối với hệ miễn dịch: Nước sắc từ thục địa có tác dụng ức chế miễn dịch tương tự corticosteroid nhưng không gây tổn thương và làm teo vỏ thượng thận (theo Trung Dược Học). 

- Nước sắc từ cây địa hoàng còn có tác dụng hạ áp, cầm máu, lợi tiểu, chống nấm, tăng cường tim mạch, bảo vệ tế bào gan và chống chất phóng xạ. 

- Tác dụng kháng viêm: Thực hiện trên chuột cống được gây viêm bằng Formalin ở vùng chân đùi cho thấy nước sắc từ địa hoàng có tác dụng kháng viêm (theo Trung Dược Học). 

- Độc tính: Thục địa có độc tính nhẹ, có thể gây đau bụng, hồi hộp, tiêu chảy và chóng mặt (theo Chinese Herbal Medicine). 

- Theo y học cổ truyền: 

Chấn cốt tủy, trưởng cơ nhục và trục huyết tý. Nước nấu từ thục địa giúp trừ tý, trừ hàn nhiệt và tích tụ. Dùng lâu ngày giúp thân thể nhẹ nhàng, chống lão hóa (theo Bản Kinh). 

Thông huyết mạch, đại bổ huyết hư bất túc, ích khí cơ (theo Trân Châu Nang).

Thoái dương, sinh huyết, dưỡng âm, sinh huyết. Chủ trị ngũ tâm phiền nhiệt, suyễn, điều kinh, lợi đại tiểu tiện, huyết hư phát sốt, bứt rứt, ngực có hòn khối, an thai (theo Bản Thảo Tùng Tân). 

Dùng với mạch môn có tác dụng giải rượu (theo Bản Thảo Kinh Tập chú). Thục địa tẩm với nước gừng trị đầy ở ngực, tẩm với rượu lại tỳ vị (theo Bản Thảo Cương Mục). 

Phối với nhục quế trị phần âm suy yếu và dẫn hỏa quy nguyên (theo Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập). Thục địa bổ thận, dưỡng âm (theo Dược Phẩm Vậng Yếu). 

Thục địa điều kinh tốt hơn hà thủ ô, trị trúng phong và chóng mặt ngang hà thủ ô (theo Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê). 

Chủ trị phái nam bị thất thương, ngũ lao. Trị phụ nữ bị bào lậu hạ huyết, niệu huyết, thương trung, phá ác huyết, bổ nội thương ở ngũ tạng, ích khí lực, lợi đại tiểu trường, thông huyết mạch (theo Biệt Lục). 

Ôn trung, thông huyết mạch, trị sản hậu bụng đau, bổ hư tổn, hạ khí, uống lâu tăng tuổi thọ, chủ trị thổ huyết không cầm (theo Dược Tính Luận). 

Bổ huyết, tư âm. Chủ trị huyết thiếu, chân yếu, nóng trong xương, băng lậu, tiêu khát, ù tai, âm hư, lưng đau, ho lao, di tinh, kinh nguyệt không đều, gầy ốm, mắt mờ (theo Trung Dược Đại Từ Điển). 

Ích âm huyết (theo Bản Thảo Kinh Sơ).

- Những ai không nên bổ sung cao thục địa 

Thục địa là một nguyên liệu dược phẩm quý từ thiên nhiên, nó rất an toàn và chưa tìm thấy tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi sử dụng chúng, tuy nhiên nó không phải là tuyệt đối. 

Nó có thể tương tác với các loại thuốc khác nếu dùng chung, do đó bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung cao thục địa: 

- Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng thục địa. 

- Nó có thể tương tác với các loại thuốc khác. 

- Phụ nữ mang thai và cho con bú và trẻ em nên tránh sử dụng nó. 

- Những người bị nhịp nhanh thất và các vấn đề về tim không nên sử dụng nó. Sử dụng cao thục địa quá mức có thể gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Hàm lượng cao của saponin làm loãng máu nghiêm trọng và dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Những người mắc bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu khi bổ sung thục địa. 

3. Cần tìm mua Cao Thục Địa ở đâu?

Nếu Quý khách đang có nhu cầu mua nguyên liệu cây Thục Địa cho mục đích sức khỏe hay mục đích sản xuất Thực phẩm chức năng (TPCN), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) thì việc tìm mua nguyên liệu Cao Cà gai leo chất lượng là một vấn đề tiên quyết.

Thiên Việt Nhật đã và đang có cơ hội được hợp tác cùng với rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ, trong và ngoài nước. Từ đó ngoài việc sở hữu các yếu tố tiêu chuẩn để sản xuất các dòng sản phẩm TPCN chuẩn GMP, Thiên Việt Nhật còn có "sự nhạy bén" đối với thị trường, sẵn sàng tư vấn hỗ trợ khách hàng các thông tin và dịch vụ phù hợp nhất với thời cuộc.

Thiên Việt Nhật không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất dược phẩm Thiên Việt Nhật tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mỹ phẩm, ISO 2200:2018 và ISO 13485 sẽ mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

 Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THIÊN VIỆT NHẬT 

" Chất lượng vững chắc – Niềm tin lâu dài "

📞Hotline: 093 293 295

📍 Địa chỉ: Tầng 2, Số 1, đường số 3, KCN Lương Sơn, Km36 quốc lộ 6, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam

📩 Email hỗ trợ : info@thienvietnhat.com / thienvietnhat24h@gmail.com

✅ Fanpage chính thức : https://www.facebook.com/tvn24h.vn/ 

🎥Youtube chính thức : https://www.youtube.com/@CTCPThienVietNhat 

🌐 Website của Thiên Việt Nhật : https://tvn.vn/

Liên hệ ngay để nhận tư vấn và báo giá chi tiết!

← Bài trước Bài sau →